Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá
Chia sẻ bởi Lê Thị Nhân Hậu |
Ngày 11/05/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
BÀI 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ của văn hóa ở nươc ta
- Nêu được phương hướng cơ bản để phát triển văn hóa ở nước ta
2. Kĩ năng
- Giúp học sinh hiểu và thực hiện quyền và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách văn hóa của Nhà nước
- Tích hợp giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phản hồi, lắng nghe, kĩ năng hợp tác.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hóa của Nhà nước phù hợp với khả năng của bản thân.
II. Phương pháp
Thuyết trình, giảng giải
Thảo luận lớp, nhóm
Xử lí tình huống
Đọc hợp tác
III. Phương tiện dạy học
- Giáo án, SGK, SGV GDCD 11, tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT (dành cho giáo viên), tài liệu tham khảo.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
* Giới thiệu bài mới
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách phát triển văn hóa nước ta như thế nào?
BÀI 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA
Chính sách giáo dục và đào tạo (tiết 1)
Chính sách khoa học và công nghệ (tiết 2)
Chính sách văn hóa (tiết 3)
3. Chính sách văn hóa
a) Nhiệm vụ của văn hóa
* Văn hóa là gì?
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn của mình
* Vai trò của văn hóa
Được tham gia vào các hoạt động văn nghệ, TDTT ở trường, các lễ hội ở địa phương có tác dụng như thế nào với em?
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần
Trong thời kì hội nhập quốc tế, nền văn hóa Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?
Trong quá trình xây dựng và hội nhập, nền văn hóa Việt Nam đã có sự tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại. Song bên cạnh đó còn có sự thâm nhập của những giá trị văn hóa không phù hợp với văn hóa dân tộc, đồng thời những giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một.
* Nhiệm vụ của văn hóa
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
+ Nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc phải giữ gìn và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển qua các thế hệ con người Việt Nam: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo, giản dị...
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Nhóm 1: Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống nhân dân?
Nhóm 2: Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giữ gìn phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc? Liên hệ địa phương em?
Nhóm 3: Trong quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại cần chú ý điều gì?
Nhóm 4: Để nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể nào? Ví dụ?
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân
- Phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc
- Tiếp thu văn hóa nhân loại
- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (qua truyền hình, sách, báo)
+ Đưa bộ môn khoa học Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà trường
+ Tổ chức các phong trào tuyên truyền ( cuộc thi, biểu diễn văn nghệ...)
- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Kế thừa, phát huy những di sản, truyền thống văn hóa dân tộc
+ Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
VD:
- Khôi phục các lễ hội truyền thống dân gian.
- Đưa vào danh mục bảo tồn những giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một.
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa...
Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
Điều 13: Những hành trái pháp luật
Khoản 1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Khoản 4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
Khoản 5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại
+ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Ngăn chặn sự xâm nhập văn hóa phẩm độc hại
+ Xóa bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan
VD: + Việt Nam tham gia kí kết các Công ước quốc tế về quyền con người (Công ước về Quyền trẻ em, Chống kì thị dân tộc)
+ Thực hiện các chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật với các nước khác
- Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
+ Nâng cao dân trí (phát triển giáo dục, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục).
+ Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân (phát triển các dịch vụ, chương trình giải trí như truyền hình, mạng Internet, sách, báo)
3. Chính sách văn hóa
a) Nhiệm vụ của văn hóa
* Văn hóa là gì?
* Vai trò của văn hóa
* Nhiệm vụ của văn hóa
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Tin tưởng, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Ra sức trau dồi đạo đức, có quan hệ tốt với mọi người
Biết phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
Truyền thống yêu nước
Uống nước nhớ nguồn
Đoàn kết, nhân ái
Văn hóa có chức năng định hình các giá trị
chuẩn mực trong đời sống xã hội
Những giá trị, chuẩn mực đó được giữ gìn
và phát triển trong tiến trình lịch sử dân tộc, trở thành
hệ thống các giá trị đặc trưng của dân tộc Việt Nam
Tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội
Trọng nghĩa tình
Văn hóa xây dựng và bồi dưỡng con người
về tri thức, tâm hồn, thể chất, năng lực sáng tạo,
đạo đức, có nhân cách, có trách nhiệm với cộng đồng
Văn hóa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội phải
nhằm mục tiêu văn hóa, hướng đến
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
Con người được hưởng hạnh phúc
và phát triển toàn diện
Văn hóa là mục tiêu của
phát triển kinh tế - xã hội
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ của văn hóa ở nươc ta
- Nêu được phương hướng cơ bản để phát triển văn hóa ở nước ta
2. Kĩ năng
- Giúp học sinh hiểu và thực hiện quyền và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách văn hóa của Nhà nước
- Tích hợp giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phản hồi, lắng nghe, kĩ năng hợp tác.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hóa của Nhà nước phù hợp với khả năng của bản thân.
II. Phương pháp
Thuyết trình, giảng giải
Thảo luận lớp, nhóm
Xử lí tình huống
Đọc hợp tác
III. Phương tiện dạy học
- Giáo án, SGK, SGV GDCD 11, tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT (dành cho giáo viên), tài liệu tham khảo.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
* Giới thiệu bài mới
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách phát triển văn hóa nước ta như thế nào?
BÀI 13. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA
Chính sách giáo dục và đào tạo (tiết 1)
Chính sách khoa học và công nghệ (tiết 2)
Chính sách văn hóa (tiết 3)
3. Chính sách văn hóa
a) Nhiệm vụ của văn hóa
* Văn hóa là gì?
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn của mình
* Vai trò của văn hóa
Được tham gia vào các hoạt động văn nghệ, TDTT ở trường, các lễ hội ở địa phương có tác dụng như thế nào với em?
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần
Trong thời kì hội nhập quốc tế, nền văn hóa Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?
Trong quá trình xây dựng và hội nhập, nền văn hóa Việt Nam đã có sự tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại. Song bên cạnh đó còn có sự thâm nhập của những giá trị văn hóa không phù hợp với văn hóa dân tộc, đồng thời những giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một.
* Nhiệm vụ của văn hóa
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
+ Nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc phải giữ gìn và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển qua các thế hệ con người Việt Nam: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo, giản dị...
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Nhóm 1: Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống nhân dân?
Nhóm 2: Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giữ gìn phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc? Liên hệ địa phương em?
Nhóm 3: Trong quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại cần chú ý điều gì?
Nhóm 4: Để nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể nào? Ví dụ?
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân
- Phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc
- Tiếp thu văn hóa nhân loại
- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (qua truyền hình, sách, báo)
+ Đưa bộ môn khoa học Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà trường
+ Tổ chức các phong trào tuyên truyền ( cuộc thi, biểu diễn văn nghệ...)
- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Kế thừa, phát huy những di sản, truyền thống văn hóa dân tộc
+ Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
VD:
- Khôi phục các lễ hội truyền thống dân gian.
- Đưa vào danh mục bảo tồn những giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một.
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa...
Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
Điều 13: Những hành trái pháp luật
Khoản 1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Khoản 4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
Khoản 5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại
+ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Ngăn chặn sự xâm nhập văn hóa phẩm độc hại
+ Xóa bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan
VD: + Việt Nam tham gia kí kết các Công ước quốc tế về quyền con người (Công ước về Quyền trẻ em, Chống kì thị dân tộc)
+ Thực hiện các chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật với các nước khác
- Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
+ Nâng cao dân trí (phát triển giáo dục, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục).
+ Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân (phát triển các dịch vụ, chương trình giải trí như truyền hình, mạng Internet, sách, báo)
3. Chính sách văn hóa
a) Nhiệm vụ của văn hóa
* Văn hóa là gì?
* Vai trò của văn hóa
* Nhiệm vụ của văn hóa
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Tin tưởng, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Ra sức trau dồi đạo đức, có quan hệ tốt với mọi người
Biết phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
Truyền thống yêu nước
Uống nước nhớ nguồn
Đoàn kết, nhân ái
Văn hóa có chức năng định hình các giá trị
chuẩn mực trong đời sống xã hội
Những giá trị, chuẩn mực đó được giữ gìn
và phát triển trong tiến trình lịch sử dân tộc, trở thành
hệ thống các giá trị đặc trưng của dân tộc Việt Nam
Tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội
Trọng nghĩa tình
Văn hóa xây dựng và bồi dưỡng con người
về tri thức, tâm hồn, thể chất, năng lực sáng tạo,
đạo đức, có nhân cách, có trách nhiệm với cộng đồng
Văn hóa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội phải
nhằm mục tiêu văn hóa, hướng đến
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
Con người được hưởng hạnh phúc
và phát triển toàn diện
Văn hóa là mục tiêu của
phát triển kinh tế - xã hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Nhân Hậu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)