Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá

Chia sẻ bởi ngoc thang | Ngày 11/05/2019 | 176

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

VIỆT NAM SAU 1975
- Em hiểu thế nào là thơ?
- Thơ khác với truyện như thế nào?
- Em hiểu thế nào là thơ cũ và thơ mới?
- Hãy so sánh đặc điểm giữa thơ cũ và thơ mới?
- Các cụ ta ưa mầu đỏ choét
- Một dòng máu chảy ra làm cho các cụ giùng mình
- Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya
- Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi
- Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân
- Ta lại ưa những mầu xanh nhạt
- Chỉ một cái quan tài phất giấy đỏ lững thững đi dưới bóng mặt trời ban trưa cũng có thể làm cho ta rởn óc
- Ta nao nao vì tiếng gà đúng ngọ
- Ta thì cho là mát mẻ đứng trước một cánh đồng xanh ngắt
- nhưng đối với ta thì trăm hình, muôn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật,..
Chương 1
DẪn nhẬp cơ sỞ hiỆn thỰc xã hỘi và phát triỂn cỦa thơ ViỆt Nam sau 1975
1. Cơ sở hiện thực xã hội
Đại thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc sang trang, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

1975 – 1986: Theo cơ chế bao cấp: Khủng hoảng khó khăn.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (1986): Đổi mới

- Thơ đổi mới nhằm phù hợp với đời sống thực tế của xã hội.
2. Giai đoạn phát triển của thơ ca
- Giai đoạn 1975 - 1985
Tiếp nối cảm hứng thơ chống Mỹ
Hướng tới đời thường
- Giai đoạn 1986 - nay
Ý thức bằng cái nhìn tỉnh táo
Nỗ lực đi tìm
giá trị mới
Cơ sở hiện thực xã hội sau 1975 tạo điều kiện như thế nào cho việc hình thành và ra đời của thơ ca?
Thơ ca Việt Nam sau 1975 phát triển qua những giai đoạn nào và ra sao?
2. Giai đoạn phát triển của thơ ca
- Đội ngũ sáng tác
- Chủ đề
- Đề tài
- Thể loại
+ Gồm nhiều thế hệ khác nhau
+ Trình độ đội ngũ sáng tác được nâng lên
+ Về ý thức cá nhân mỗi người đều muốn có tiếng nói riêng
+ Những vấn đề có tính thời sự
+ Những chủ đề có cá tính nóng bỏng
+ Chiến tranh
+ Vấn đề mà cuộc sống đang day dứt
+ Trường ca
+ Tự do
3. Đặc điểm cơ bản
a. Vận động theo hướng dân chủ
b. Tinh thần nhân bản và ý cá nhân
c. Phát triển phong phú đa dạng
Quan niệm người sáng tác

Quan niệm hiện thực

Biểu hiện trên nhiều phương diện: Đề tài, kết cấu, chủ đề, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ,…

- Nở rộ phong cách, bút pháp, cá tính sáng tạo của người sáng tác
Hãy làm rõ những đặc điểm cơ bản của văn học sau 1975 nói chung, thơ ca nói riêng. Đặc điểm này có khác gì với trước 1975?
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận
- Con người được đặt trong mọi mối quan hệ: Gia đình, xã hội, lịch sử, thiên nhiên, người khác, chính mình,…
- Soi chiếu nhiều bình diện, tầng bậc: ý thức, vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm, đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và tầm thường,…
- Đa dạng về đề tài
- Phong phú về thể loại
- Nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật
- Đa dạng về phong cách, khuynh hướng thẩm mĩ
20 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm mừng tái tê...
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
"Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!"
Ôi, cơ chi anh được về với Huế,…
Bài ca quê hương – Tố Hữu
“Hai tháng rưỡi về thăm thấm vào đâu với bao nhiêu năm cách trở - Chưa ôm hết vòng tay thương, Chưa chứa đầy mắt nhớ - Lòng tôi còn nguyên nợ với miền Nam”. 
Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam – Xuân Diệu
- Niềm tự hào và niềm vui chiến thắng
Chương 2
THƠ TRỮ TÌNH SỬ THI SAU 1975
Thơ trữ tình sử thi sau 1975 thể hiện những chính nào ?
- Niềm tự hào và niềm vui chiến thắng
- Những gian lao, sự chịu đựng và hi sinh của nhân dân, của đồng đội
- Khai thác về lịch sử, về đất nước trong hồi sinh và xây dựng hôm nay
1. Tái hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với cảm hứng bi tráng
2. Trường ca sau 1975
2.1. Nội dung chủ yếu của trường ca sau 1975
- Tái hiện hành trình của dân tộc, của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ qua vô vàn gian nan, thử thách của chiến tranh.
+ Ca ngợi nhân dân
+ Khắc họa chân dung thế hệ trẻ thời kì chống Mỹ.
- Những hiện trạng bề bộn, phức tạp của cuộc sống hiện tại
+ Cái nhìn tỉnh táo và thức trách nhiệm
+ Cảm xúc đượm buồn, xót xa, hoài nghi
- Thể hiện suy ngẫm, những trải nghiệm cá nhân.
Vì sao thể loại thơ trữ tình sử thi sau 1975 lại phát triển mạnh?
2.2. Mấy vấn đề về thể loại trường ca sau 1975
- Những gian lao, sự chịu đựng và hi sinh của nhân dân, đồng đội
Nhân dân/ Vẫn nguyên vẹn nhân dân/ Răng hạt lựu không cam đồng hóa/ Đắng chát cũng tìm cánh kiến, cây sim/ Mưu trí lấy từ câu chuyện làm ăn/ Thành vũ khí theo người đi sứ/ Sách bị đốt vẫn còn nguyên tiếng mẹ/ Đã bao lần đóng cọc giữ bờ ao/ Giặc đến/ Người ốm chống giường, chống phản đứng lên/ Trẻ con vơ tro, vơ cát đứng lên/ Người đang ăn thì cầm lấy đũa/ Người đi gặt thì lấy chuôi liềm/ Không quay mặt chẳng bao giờ tiếc máu” (Hữu Thỉnh, Tuyển tập trường ca, tr.292-293).
“Người lính nằm đợi thù/ Thời gian dồn thuốc nổ/ Đêm nhập cùng màu áo/ Áo nhập cùng đêm khuya/ Họ đã sống những đêm ròng ghê gớm/ Ném thủ pháo, chôn mìn, nổ súng/ Lửa lóe lên từ ngực áo mưa dầm/ Họ nằm bên xác người đã khuất/ Nước mắt lưng tròng nối với bước xung phong” (Nguyễn Đức Mậu, Tuyển tập trường ca, tr.378).
- Khai thác về lịch sử, về đất nước trong hồi sinh và xây dựng hôm nay
- Trường ca: Người đi tới biển, Những ngọn gió mặt trời, Đêm trên cát,… của Thanh Thảo, Đường tới thành phố, Sức bền của đất, Trường sa biển,… của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Mặt trời trong lòng đất, Đất nước hình tia chớp,... của Trần Mạnh Hảo, Ba dan khát của Thu Bồn, Khúc hát người anh hùng của Trần Đăng Khoa,…
Sự mất mát hy sinh trong thơ ca sau 1975
1. Trước năm 1975
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,….
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Phút thiêng liêng anh gọi Bác ba lần ( Hãy nhỡ lấy lời tôi – Tố Hữu)
Võ Thị Sáu dùng răng cắn chặt/ Giữ trung trinh đến phút sau cùng/ Đạn giặc xuyên lỗ cho ngực măng non/ Đở thắm nụ cười,… Chào Bắc Hồ và Việt Nam bất diệt ( Cửu Long Giang ta ơi – Nguyên Hồng)
Và anh biết khi bất thần trúng đạn/ Em ra đi với mắt cười thanh thản ( Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly)
Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn tỏa sáng ( Khoảng trời và hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
2. Sau năm 1975
Trận mùa khô đánh Mỹ/ Quân ta thiếu cơm, thiếu súng, thiếu cả người ( Ba dan khát – Thu Bồn)
Chưa kịp yêu một người con gái/ Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai (Đất nước hình tia chớp – Trần Mạnh Hảo)
Họ trẻ lắm những người nằm dưới đó/ Áo binh nhì xanh suốt tuổi hai mươi ( Sông Mê Kông – Anh Ngọc)
Nhưng em ơi, biết bao đồng đội/ Nằm lại với non sông như đá tảng cây rừng ( Tình ca người lính – Nguyễn Trọng Tạo)
Nằm khuất nơi đâu ven rừng đá lạnh/ Trọn đời làm chiến sĩ vô danh ( Bài ca chim Chơrao – Thu Bồn)
Máu đổ rồi!... Tự do càng chói sáng/ Máu Việt Nam, máu yêu nước tươi hồng ( Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Em tìm anh, không thể nào hặp được/ Máu anh bay lên trên những lá cờ/ Tóc anh xanh cây lá tự do/ Mắt anh sáng bao mắt nhìn đắm đuối ( Tình ca người lính – Nguyễn Trọng Tạo)
1. Tái hiện hành trình của dân tộc, của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ qua vô vàn gian nan, thử thách của chiến tranh
- Ca ngợi nhân dân
+ Hình tượng nhân dân với sức sống bất diệt tiềm tàng được biểu trưng bằng hình ảnh: dòng sông, sóng
Mang lịch sử qua trăm nghìn thử thách, Dân tộc này còn tiềm ẩn những dòng sông; Chính chúng ta là dòng sông, mỗi chúng mình là giọt nước; Thời khai mở những mạch ngầm khát vọng, Những dòng sông tuôn chảy hết mình; Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người, Trời sao lặn hóa thành muôn mạch nước, Chảy âm thầm chảy dọc thời gian (Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
Đã bao lần xuống biển lên trời rồi trở lại, Đã cháy khô tới giọt cuối cùng, Mà trong như thể trong nguồn, Tràn trề như thể chưa từng cạn vơi. (Những ngọn sóng mặt trời – Thanh Thảo)
+ Sức mạnh của nhân dân
Nhân dân căm hờn như núi dựng thành chông
Nhân dân yêu thương đồng dâng gạo trắng
Bom đạn giặc từ trời cao ném xuống
Nhân dân từ mặt đất trồi lên
(Con đường của những vì sao – Nguyễn Trọng Tạo)
Suốt một đời không được ngẩng đầu lên, Những lưỡi cuốc như mỏ gà bới đất, Cánh đồng sâu chân mẹ quánh phèn (Đất nước hình tia chớp - Trần Mạnh Hảo); Mẹ đang đi gánh rạ giữa đồng, Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió, Đã bao lần mẹ nuôi tôi như thế (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh); Cho con xin bắt đầu từ mẹ... Ngày mai con đi, Nửa đất đai này mẹ gánh (Khúc một - Thanh Thảo).
Mỗi khi ông Chín xòe tay
Thấy hiện dọc ngang miền quê kinh rạch
Thấy lóe dưới nếp nhăn đầu rìu đôi mắt xếch
Và tấm lưng trần người mở đất năm xưa
( Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
Chúng tôi mới từ xa về đây/ Cái gì nghe cũng lạ
Bé Bảy
Chắc là tên cô giao liên
Cô gái chắc xinh và hiền
Thành khẩu lệnh trang nghiêm đêm vượt lộ
Tôi sẽ gọi tên em khi súng nổ/ Khi giặc kích lạc đường
(Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
- Khắc họa chân dung thế hệ trẻ thời kì chống Mỹ
Người ta không thể chọn để được sinh ra, Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy (Những người đi tới biển - Thanh Thảo).
Trận rét rừng xoắn tím cả làn môi (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Bao chiến sĩ tựa vào cây khi lên cơn sốt/Cánh rừng rung lên nhận cơn sốt về rừng (Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo).
+ Khó khăn gian lao, thử thách
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình,
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc!
( Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
+ Những hy sinh vì đất nước
“Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ/Bay đừng hòng khuất phục đời ta/Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy/Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa”(Bài ca chim Chơrao - Thu Bồn).
“Nào riêng hai người yêu nhau hoãn cưới/Bao cô dâu đêm tân hôn tất bật” (Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo).
“Nhưng em ơi, chính giây phút này đây/Cho anh được quên niềm riêng nồng cháy/...Cho anh được quên để nhớ về Đất Nước!”(Tình ca người lính- Nguyễn Trọng Tạo).
“Nhưng em ơi, biết bao đồng đội /Nằm lại với non sông như đá tảng cây rừng” (Tình ca người lính - Nguyễn Trọng Tạo).
“Máu đổ rồi!... Tự do càng chói sáng/ Máu Việt Nam, máu yêu nước tươi hồng” (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng!
Ôi, Tổ quốc! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
                             (Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)
+ Tổ quốc đã thể hiện đưuợc chiều sâu trong nhận thức
"Tổ quốc bây giờ là thịt, là da/ Đau ở đâu cũng trên mình Tổ quốc" ( Xin đừng của riêng ai - Phạm Minh Tâm)
+ Tình yêu Tổ quốc, là lẽ sống lớn lao
2. Những hiện trạng bề bộn, phức tạp của cuộc sống hiện tại
+ Cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm
Thế hệ anh đã sống một thời, Xứng đáng để thế hệ sau kiêu hãnh (Về làng - Trần Đăng Khoa)

Tôi đi hết một thời trai trẻ/ Đạn bom cào xé mặt quê hương, cả nước chuyền tay nhau khẩu súng/ Viên đạn đi chỉ một con đường (Trần Sơn Nam)

Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác/ Dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình (Bài ca chim Chơrao -Thu Bồn).
+ Cảm xúc đượm buồn, xót xa, hoài nghi
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi (Tản mạn thời tôi sống - Nguyễn Trọng Tạo )
Tất cả mọi người sẽ thắt lưng buộc bụng để nuôi ta, để muôn đời ta biểu diễn mục vươn vai hay ta sẽ phải chết? Nếu ta trở về dưới đất để trở thành cát bụi thì biết đâu một ngày kia sẽ có những hạt bui, nhân danh ta mà vươn vai lớn dậy thành núi ngăn đường và huyệt chôn ta cũng sẽ biết vươn vai lớn lên thành vực thẳm (Thánh Gióng trở về - Đỗ Minh Tuấn)
Người lính về quê chặt tre thưng vách, Nhà mẹ nhiều năm giàu quá những sao trời (Thu Bồn)
Chúng tôi đánh giặc mấy mươi năm, giữ từng tấc đất từng cây lúa, Máu thấm những dòng sông, thửa ruộng, con đường, Máu trào qua hạt gạo, sao vẫn đói? (Trần Sơn Nam).
+ Trước sự nghèo khổ, đói rách của quê hương, bạn bè, người thân:
+ Sự muộn màng, lỡ dở của hạnh phúc lứa đôi:
Bây giờ anh vào tuổi bốn mươi/ Vẫn hốc hác khuôn mặt thời lính trận.../Đâu chỉ lỡ một chuyến đò đánh chìm duyên đôi lứa (Sấp ngửa bàn tay - Hoàng Trần Cương)
Người yêu anh đi lấy chồng rồi/ Bế con người đứng đón anh dưới bóng trúc, Anh nghe tiếng nàng cười và nàng khóc (Về làng - Trần Đăng Khoa)...
Một thời con mắt lá răm/ Một thời con gái đăm đăm hẹn thề, Soi thời con gái mà thương/ Nước da sốt rét tóc vương sợi buồn (Thu Bồn)
Trôi nổi suốt con đường thời chinh chiến/ Tiếng bom ngưng mới nghĩ chuyện mình già (Mai Hồng Niên).
+ Tuổi trẻ tàn phai:
+ Nỗi cô đơn của những người yêu, người vợ, người mẹ:
Hẹn một lời chờ đợi mấy ngàn ngày/ Anh đi biệt phương trời không trở lại ( Chị - Vương Trọng)
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Chiến tranh mất mát qua rồi/ Bao nhiêu bà mẹ vẫn ngồi chờ con (Thái Thăng Long).
+ Qua niềm suy tư về cái được mất, cho nhận
Ta vào cuộc chiến tranh, như vị tướng tài ba xông pha trận mạc, nghĩ đời mình là chuỗi chiến công, tuổi hoa râm về đưa ma mẹ, túi không tiền chỉ có quân hàm và cuống huân chương, Tướng quân ơi, nước mắt quá muộn màng (Trần Sơn Nam)

Ta - đã ba mươi năm xa/ Ba mươi năm nằm hầm, ba mươi năm làm mục tiêu cho những họng súng/ Nhà dột, con dốt, vợ xa, mẹ già/ Chỉ vì ta ( Điểm tựa - Phùng Khắc Bắc).
3. Thể hiện suy ngẫm, những trải nghiệm cá nhân
Những sợi nắng xuyên qua nhà mình
Thành những mũi tên
Thành những viên đạn
Bắn tiếp vào anh không gì che chắn
Phải nhận tất cả
Vẫn anh
(Ngày hòa bình đầu tiên – Phùng Khắc Bắc)
+ Qua những chiêm nghiệm về thân phận mình
Ôi đất nước cái ngày xong giông bão/ Nắng mênh mông trong mắt chúng tôi cười/ Mái tóc xanh da bớt thắm... nửa đời/ Người con gái trở về làm mẹ/ Người con gái trở về băng vết thương đau xé/ Giữa mặt trận đời thường viên đạn núp sau tim (Lệ Thu).
Thế hệ anh đã sống một thời/ Xứng đáng để thế hệ sau kiêu hãnh (Về làng - Trần Đăng Khoa); Tôi đi hết một thời trai trẻ/ Đạn bom cào xé mặt quê hương/ Cả nước chuyền tay nhau khẩu súng/ Viên đạn đi chỉ một con đường (Trần Sơn Nam); Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác/ Dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình (Bài ca chim Chơrao - Thu Bồn).
+ Khẳng định trách nhiệm, vị trí của thế hệ mình trước lịch sử vẫn coi đó là thời sống đẹp nhất, say mê nhất, quên mình nhất, lí tưởng nhất
- Sự nở rộ một loạt trường ca vào những năm 1975-1985: Ba dan khát, Căm pu chia hi vọng, Quê hương mặt trời vàng, Người vắt sữa bầu trời (Thu Bồn), Những ngọn sóng mặt trời, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Trẻ con ở Sơn Mĩ, Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố, Sức bền của đất (Hữu Thỉnh),…
- Sau năm 1985, trường ca gần như biến mất, để lại không ít sự ngạc nhiên, hụt hẫng cho những người đặt niềm tin và hi vọng vào nó.
4. Vấn đề thể loại trường ca
- Hình thức tự sự có vần: Một thời con mắt lá răm, Một thời con gái đăm đăm hẹn thề/ Soi thời con gái mà thương/ Nước da sốt rét tóc vương sợi buồn (Thu Bồn)
- Dung lượng phản ánh rộng lớn, tổng hợp hiện thực khách quan làm nên tính đồ sộ của tác phẩm (Khoảng 750 chữ trở lên (có thể ít hơn, tùy ý nghĩa từng bài).
- Cái anh hùng (thời đại anh hùng, tinh thần anh hùng, nhân vật anh hùng) được tập trung chú ý. Phong cách trang trọng, phóng khoáng, nhiều yếu tố kì vĩ.
Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác/ Dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình (Thu Bồn).
- Vẫn giữ các đặc trưng cơ bản trên tuy được phát triển theo hướng trữ tình hóa, yếu tố tự sự - cốt truyện giảm, các xúc cảm cá nhân thường gắn với những chấn động lịch sử lớn lao.
"Trầm tích” của Hoàng Trần Cương được chia thành 19 chương: Nguồn cội, Đất mật, Cật tre, Thóc giống, Những viên đá lẻ, Quặng lửa, Mưa ốc đảo, Hoàng hôn màu cỏ, Bóng đa làng, Tảo mộ, Địa linh, Thành hoàng, Thiên nhiên, Cấu trúc lang, Cá gỗ, Đá đỏ, Giao cảm phù sa, Vốn và lãi, Miền Trung. Với trường ca này thì sự kiện không còn là sợi dây nối kết nữa mà chính là tư tưởng, là cảm xúc, là những trường hợp tưởng chừng độc lập.
- Kiến trúc đồ sộ của trường ca cho phép xuất hiện nhiều nhân vật (con của mẹ, em của chị, người chiến sĩ, cỏ cây, sắt thép, đất đai, trời xanh, núi đá, biển...)
Cho con xin bắt đầu từ mẹ
Để nói về chúng con 
….
Được ngụp hết mình lòng sông đẫm
Được bè bạn với đá với trời xanh với rừng 
….
Những ông già chỉ còn một cái khố một chiếc rìu 
Đôi mắt quắc cạp chân mày lưỡi mác 
….
Bấy giờ em bé giao liên vừa vạch lối đi vừa khe khẽ hát 
Bài ca những cánh rừng miền đông 
….
(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
- Nhiều giọng điệu với nhiều điểm nhìn chiến tranh ( kể, độc thoại, bình luận, khái quát, miêu tả, biểu hiện)
+ Kể:
Xòe bàn tay lạnh cóng
Chúng tôi hơ
Chúng tôi sưởi một chặng đường tất bật
+ Độc thoại
Ngày mai lại nhớ về nơi này
Lại nhớ nhau
Người còn người mất
Lại nhớ mình

+ Bình luận
Nhìn ngọn lửa lại nhìn nhau
Bỗng lạ
Lòng cứ đầy những Bình Định, Nha Trang...
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
- Nhiều cảm hứng (hào hùng, bi thương, lãng mạn, hiện thực)
+ Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình 
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) 
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
+ Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt 
Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc 
Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng
+ Cất giọng hát như một luồng gió ngược 
Cuốn ta về nguồn sông. 
+ Phảng phất mùi cỏ cháy đống un 
Mùi phân bò ngai ngái 
 Những người đi tới biển - Thanh Thảo
- Nhiều chủ đề (tổ quốc, nhân dân, hạnh phúc, chiến tranh, hủy diệt, sự sống...)
+ Chốn tận cùng 
Thì cắm bàn chân xuống đất này mà sống 
Đó là Tổ quốc! 
+ Trùng điệp áo màu xanh là một tiếng trả lời
Của Nhân dân, mẹ ơi!
Của nhân dân muôn đời không yên nghỉ
+ Sung sướng thay những rừng già mùa xuân thay lá
Cây cổ thụ rồi còn sống lại mỗi chồi cây
(Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
 
Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh
Những người đi tới biển - Thanh Thảo
Trường ca Sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu
Trầm tích – Hoàng Trần Cương
Ba dan khát – Thu Bồn
Đất nước hình tia chớp
- Mạnh Hảo
Chương 3
THƠ TRỮ TÌNH CÁ NHÂN VÀ THƠ THẾ SỰ
1. Thơ trữ tình cá nhân
1.1. Lý do tồn tại, phát triển
2.2. Nội dung chính
- Thơ trữ tình cá nhân bắt nguồn từ Thơ mới 1930 - 1945
- Thơ sau 1975 trở về với thể tài đời tư, trở về với trữ tình cá nhân => loại thơ này có nguồn cội trong bản chất của thơ. Thơ gắn với tiếng lòng trực tiếp của chủ thể trữ tình
Sự trở về với cái tôi cá nhân với nhiều cảm xúc. Khát vọng đi tìm cái tôi
2. Thơ thế sự
2.2. Những nội dung chủ yếu
- Phơi bày thực trạng xã hội với nhiều mặt trái vốn trước đó bị che khuất
Thể hiện nỗi lo âu, nỗi buồn nhân thế, sự cô đơn của con người trước cuộc sống.
2.1. Cơ sở xã hội
- Các nhà thơ nữ thể hiện sự khát khao hạnh phúc, trở về với những lo toan, bộn bề thường nhật.
- Đi sâu khai thác thế giới tâm linh, vô thức
Những khủng hoảng xã hội sau chiến tranh
2.3. Mấy vấn đề về đổi mới hình thức
Tự do hóa hình thức: thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, cách trình bày văn bản bài thơ,…
5. Sự thức tỉnh cái tôi cá nhân trong thơ sau 1975
- Cái tôi cá nhân giai đoạn 30 - 45
a. Cái tôi cá nhân trong thơ trước 1975
+ Khẳng định bản ngã của mình
Tôi là con chim đến từ núi lạ/ Ngứa cổ hót chơi…”
(Gửi hương cho gió – Xuân Diệu)
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/ Không có chi bè bạn nối cùng ta  (Hy Mã Lạp Sơn – Xuân Diệu)
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối. (Khi chiều giăng lưới – Xuân Diệu)
+ Ý thức rõ bản ngã
Cả đất nước có chung một tâm hồn, có chung một gương mặt (Chế Lan Viên)
- Cái tôi cá nhân giai đoạn 1945 - 1975
+ Cái tôi trữ tình của tác giả hòa tan vào cái chung, nhập vai nhân vật quần chúng
Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi
Chỉ một vai không đóng nổi
Vai mình,.. Anh đóng giỏi trăm vai lại đánh mất mình (Thơ về thơ – CLV)
Đã có một thời nỗi đau ta phải giấu/… Trang báo ta cầm chỉ đọc những niềm vui (Trương Nam Hương)
Thơ viết ra ít bóng dáng của mình (Phan Xuân Hạt)
+ Ý thức việc tự đánh mất mình, họ khát khao “đi tìm mặt”
b. Cái tôi cá nhân trong thơ sau 1975
Em trở về đúng nghĩa trái tim em (Xuân Quỳnh)
Ta phải là ta cả phần xác lẫn phần hồn (Con chó đá – Phùng Khắc Bắc)
+ Ý thức tự tách mình ra khỏi đoàn thể để soi ngắm, khám phá chính mình và thế giới
Tôi không thể đứng trong dàn đồng ca/ hào hứng buồn vui theo nhịp tay nhạc trưởng …. Một chỗ riêng/ mỉm cười khi vui sướng/ nếu khổ đau nước mắt cứ trào (Tôi không đồng ca - Hà Phương)
Độc mã
Quyết làm những gì mình muốn
…Tôi là tôi
(Tôi – Vi Thùy Linh)
Tôi bứt khỏi tập thể
Câu thơ bứt khỏi máu còn nguyên rễ
(Giác quan ánh chớp – Nguyễn Hữu Hồng Minh)
+ Sống đúng là mình, trung thực với những cảm xúc của mình. Vì thế xuất hiện motip tự đối thoại, tự vẽ chân dung mình:
Đêm xuống rồi 
Ta lẻn 
Đi tìm mặt mình 
Đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình 
(Người đi tìm mặt – Hoàng Hưng)
bằng chất liệu bụi bặm, khói xe và son phấn 
tôi vẽ mặt tôi trên chiếc gương soi 
gương mặt thật của thằng kép hát 
đang múa mép khua môi 
hãy nhếch miệng cười 
(Tôi vẽ mặt tôi - Lê Minh Quốc)
Vẽ tôi mực rượu giấy trời
nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau
vẽ tôi thơ viết nửa câu
nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về
(Tự họa – Nguyễn Trọng Tạo)
7. Phơi bày thực trạng xã hội với nhiều mặt trái vốn trước đó bị che khuất
- Mất mát, hy sinh
Quằn quại những con đường dĩ vãng
Lót chân người dằng dặc máu xương
(Trước tượng Đài Ki – ép - Nguyễn Duy)
Hai mươi năm không ngày nào vắng người chết đạn
Khăn tang bay người sống trắng mái đầu
Đâu cũng gặp những nghĩa trang liệt sĩ
Chiến tranh chấm dứt rồi mà nào dễ tin đâu!   
(Tản mạn thời tôi sống - Nguyễn Trọng Tạo)
Có người còn nguyên hình
Có kẻ cụt chân, có người thiếu ngón
Người thủng đầu, người xơ gan, nát ngực
Có người chỉ còn là một cục thịt
(Ra đi – Phùng Khắc Bắc)
Mấy đời xương trắng hóa vôi
Tro tàn âm ỉ mấy đời chiến tranh
(Nguyễn Khắc Thạch)
- Sự mất mát, hi sinh còn dai dẳng mãi đến tận mai sau:
- Những người còn sống trở về
Tôi sững sờ
Gặp lại dáng mẹ tôi quạt thóc
Bên đường hai mươi năm về trước
...Từ bàn tay của má
Thổi vào hồn tôi những ngọn gió buồn
Thổi vào hư không một luồng gió gắt
Thổi vào cuộc đời bao điều day dứt
(Má quạt thóc bên đường - Dương Kỳ Anh)
- Nỗi cơ cực của người thân quê nhà
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững đêm hàn
  (Đò Lèn - Nguyễn Duy)
Mẹ xếp lại cho anh chồng sách cũ
Nhưng nhớ thương thì biết xếp vào đâu
(Đường đi tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong
má lúm đồng tiền
(Đường đi tới thành phố - Hữu Thỉnh)
- Phơi bày trước nghịch cảnh xã hội: Nghèo đói, tệ nạn, thất học,…
Lúa te tướp mặt người xanh xám 
dài làm sao những buổi chiều trống rỗng 
bụng quắt queo kiến bò 
cái đói thật tình xuống hai hàng nước mắt
….
hãy tỉnh dậy 
từ giấc ngủ 
nhằm đánh lừa cái bụng đói 
nhằm an ủi vết thương sâu
(Đêm trên cát – Thanh Thảo) 
Mồ côi cha lên ba/ Mười ba tuổi, anh đánh giày ngoài phố/ Ba mươi năm cầm súng, mong xóa đi những bóng trẻ nhọc nhằn trên phố chiều đông/ Ba mươi năm máu lửa/ Giờ lại thấy em, còng còng, cặm cụi lau chùi/ Người lính già, òa khóc (Sau ba mươi năm - Trần Tùng Linh).
“Xứ sở nhân tình 
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu 
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng…. 
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày
...
Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
Ma quái-ma cô- ma tà- ma mãnh
Quỷ nhập tràng siêu vẹo những hình hài
...
 
Xứ sở thông minh
Sao thật lắm trẻ con thất học
Lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
Tuổi thơ lưng còng xuống chiếc bơm xe đạp
Tuổi thơ bay như lá tư giữa đường”
(Nhìn từ xa … Tổ quốc – Nguyễn Duy) 
8. Thể hiện nỗi lo âu, nỗi buồn nhân thế, sự cô đơn
Chả còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng 
Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc 
Giờ là thế giới của xe cúp, ti-vi, phim màu ngũ sắc 
Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát 
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng! 
Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc 
Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông
(Thời thượng – Chế Lan Viên)
- Sự sa sút về đời sống tâm hồn, lối sống thực dụng, vị kỉ, lãng quên quá khứ
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với biển 
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỷ 

Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Còng lưng tưới nước vạt rau khô
Bơm hỏng mà đâm khổ cả nhà
Đêm ngủ chỉ toàn lo vật giá
Xa dần truyện ngắn, bớt dần thơ .
(Cảnh điền viên – Chế Lan Viên)
Vật giá tăng vì hạ giá linh hồn
(Nguyễn Duy)
- Cuộc sống chật vật vì giá cả tăng cao
- Tâm trạng hoang lo lắng trước sự lệch chuẩn đạo đức truyền thống
Sự đời mang mang quá
Biết vui buồn ra sao
(Móng Cái – Trần Nhuận Minh)

Một mai nước có giặc
Biết ai ra chiến trường
(Họp phố - Trần Nhuận Minh)
+ Thơ ơ vô cảm
Mọi người sống và biết kết quả từng ngày (Tôi đi trên con đường đầy bụi thành phố tôi - Phan Huyền Thư)
Quê hương không là mẹ/ Quê hương chỉ là hương (Thực dụng hư vô - Phan Huyền Thư)
+ Tình yêu chớp nhoáng, thực dụng
+ Cuộc sống tạm bợ, thực dụng
Chúng ta là cá và nước
Cá bơi và nước trôi
Chúng ta là bánh mì và chả lụa
Bán riêng và ăn chung
(Gửi VB – Phan Thị Vàng Anh)
- Nỗi buồn nhân thế khi mối quan hệ con người trở nên phai nhạt
Khi đang đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn 
(Tản mạn thời tôi sống – Nguyễn Trọng Tạo)
Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
Ôi hoa tặng, chiều nay ai giẫm nát
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót”.
                      (Tự thú – Hữu Thỉnh)
+ Mọi người bất tin
+ Tình yêu phản bội
“Kẻ phản phúc vừa lau tay sạch sẽ
Cười súng sính
Trong bộ cánh thớ lợ”
“Luật nhân quả
Ngủ gật trên bậc cửa”
     (Bất hạnh - Hữu Thỉnh)
Em bi phẫn ở hiền sao gặp ác
Ác ở trong hiền chứ ác ở đâu
(Định mệnh – Hoàng Hưng)
+ Xấu tốt lẫn lộn
- Nỗi lo âu, nỗi buồn vì thần tượng bị gãy đổ, tan vỡ
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ 
ợ lên nhồn nhột cả tim gan
….
tượng Phật khóc Ðức tin lưu lạc 
Thiện - Ác nhập nhằng 
Công Lý nổi lênh phênh
(Nhìn từ xa … tổ quốc – Nguyễn Duy)  
Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng                  
Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá
  (Tản mạn thời tôi sống – Nguyễn Trọng Tạo)
- Nỗi buồn cô đơn trước cuộc sống hỗn tạp
Mới bình minh đó đã hoàng hôn 
Đang nụ cười tươi lệ bỗng tuôn,.. 
Còn khổ đau nào đau khổ hơn 
Trái tim luôn xát muối cô đơn
(Một tiếng đờn – Tố Hữu)
Cái điện thoại cả tối không một tiếng reng 
Trong tay làm một ngọn đèn 
Loạng choạng 
(Ngày lạnh nhất Hà Nội
– Phan Thị Vàng Anh)
Em lo âu trước xa tắp đường tình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
(Tự hát – Xuân Quỳnh)
Bây giờ chỉ một mình ta/ Một mình ta với bao la một mình/ Bây giờ chỉ một trái tim Một mình tung hứng, một mình vết thương. (Một mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
- Ta như lạc giữa ngã ba đời
Có lúc lang thang về đâu không biết nữa 
Có lúc vật vờ như hồn thiêng không nhà không cửa.
(Một chấm xanh -Phùng Khắc Bắc) 
Cô đơn đầy đường không ai thèm nhặt
Ngõ đứng trông người
(Đi dưới cây - Hữu Thỉnh)
- Cất lên tiếng nói về nhân tình thế thái, luận về sự đời bằng giọng nhẩn nha mà sâu lắng
- Hay bằng nụ cười chua chát
Bà bán nước chè xanh không chỉ bán nước chè
Có bán cả phụ tùng tên lửa
(Trần Nhuận Minh)
Cởi trần đóng khố múa chơi
Hát rằng, giữa đất và trời có ta
Đất là mẹ, trời là cha
Chính danh gọi Tễu, tự là Thảo Dân
(Tễu - Phạm Công Trứ)
- Dù cuộc sống xô bồ, hỗn tạp, bụi bặm nhưng một số nhà thơ vẫn không đánh mất mình
Đừng chê anh khoái bụi đời 
Bụi dân sinh ấy bụi người đấy em 
Xin nghe anh nói cực nghiêm 
Linh hồn cát bụi ở miền trong veo
(Cơm bụi ca – Nguyễn Duy) 
Những tham, sân si,… đã bỏ quên ngoài cổng
Chút ghen tị hóa công
cũng rơi nốt dọc đường
Cỏ hữu hạn xanh veo thành bất tử
Lòng nguyện rửa sạch với thinh không!
(Vườn Nhật Bản – Bằng Việt)
9. Các nhà thơ nữ thể hiện sự khát khao hạnh phúc, trở về với những lo toan, bộn bề thường nhật
- Thể hiện niềm khát khao hạnh phúc làm mẹ, làm vợ
Con đang ở đâu trong từng chuyển động/ Trong từng nhịp thở phập phồng/ Từng cú quẫy nhẹ tênh như một chú cá bẩy mầu/ Rỉa ngón tay của mẹ thời thơ ấu/ Con đang ở đâu khi bụng mẹ nhấp nhô từng đợt/ Và ngón chân nhỏ tròn như một quả ping pông? (Này con, con ở đâu – Trần Lê Sơn Ý).
Con trai ơi! Con đã cho mẹ một sinh lực phi thường
Để biết im lặng và nhẫn nại
Để làm việc bằng hai ba
Để đến ngày được làm người đàn bà bình thường nhất 
(Đồng tử - Vi Thùy Linh). 
 “Mẹ ước/ Con là của mẹ/ Không phải của những cát bụi hôm qua/ Mẹ ước/ Ước mơ của người đàn bà bình dị/ Mà nỗi đau trong mình đã chạm đến biển khơi/ Biển không có gió / Biển không còn cát/ Con nơi nào mẹ thét gào đớn đau run rẩy (Sóng chết – Ngô Thị Hạnh).
“Từ lúc có con, giấc ngủ không bao giờ nhẹ nhàng với mẹ/ Trời lúc nào cũng nóng/ Và bàn chân lúc nào cũng nặng nề/ Tóc mẹ đã ngắn đi nhiều, ngắn đi dần/ Những chiếc áo, vòng tay/ Vòng ngực cổ rực rỡ cũng không còn vừa với mẹ” (Trần Lê Sơn Ý)


Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay
(Hoa cỏ may – Xuân Quỳnh)
Trái tim lơ lững màu trăng bạc
Mang trên mình chi chít vết thương
Tim trong vết sẹo có lành được không
(Lê Thị Mây)
- Nỗi lo âu hạnh phúc mong manh
- Khát vọng được thành thực với chính mình
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
(Tự hát – Xuân Quỳnh)
Trái tim đã đập chân thành
Xin yêu ngày tháng chưa dành cho em
(Đinh Thị Thu Vân).
- Thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin, chống mọi thứ khuôn phép có sẵn, cả những quan niệm phổ biến về thi ca đạo đức:
Tôi là tôi 
Một bản thể đầy mâu thuẫn! 
Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười 
Bất cứ lúc nào trên sân khấu cuộc đời 
Tôi vẫn là diễn viên tồi 
Bởi tôi không bao giờ hoá trang để nhập vai người khác!
( Tôi - Vi Thùy Linh)
10. Tình yêu trong thơ sau 1975
+ Tình yêu trong văn học dân gian
* Tình yêu gắn liền với hôn nhân
* Trong tình yêu thể hiện sự rạch ròi, dứt khoát
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Dao phay kè cổ máu đổ không màng
Chết thời mặc chết, buông nàng không buông
- Tình yêu trong thơ trước năm 1975
Có yêu thì yêu cho chắc, bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn/ Đừng như con thỏ nọ đứng đầu chuông/ Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.
+ Tình yêu trong thơ Mới
* Tình yêu vĩnh cửu
Hai mươi bốn năm xưa/ một đêm vừa gió lại vừa mưa/ Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ… Hai mươi bốn năm sau/ tình cờ đất khách gặp nhau/ Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung/ đố có nhìn ra được ?/ Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi/ con mắt còn có đuôi.” (Tình già – Phan Khôi)
* Tình yêu lãng mạn
Nắng chia nữa bãi chiều rồi
Vườn hoa Trinh Nữ khép đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
(Ngậm ngùi – Huy Cận)
Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải 
Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn 
Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới 
(Tối tân hôn – Vũ Hoàng Chương)
Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái,
Hòa nồng hương mà trái lắm khi chua.
(Thu Hồng)
Giá đừng có giậu mùng tơi, 
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. 
(Người hàng xóm – Nguyễn Bính)
* Tình yêu đối lập với hôn nhân
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề 
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở 
(Ngập ngừng – Hồ DZếnh)
- Tình yêu trong thơ sau 1975
+ Xem hôn nhân là cái đích đến cuối cùng
* Tình yêu hôn nhân là tình yêu lớn lao, là cõi bình yên, cõi về của mình
Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy 
ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời 
lúc xơ xác bờm xơm từ sợi tóc 
đói lả mò về 
                    cơm đâu 
                               vợ ơi... 
(Vợ ơi – Nguyễn Duy)
Em có biết, anh thương em nhiều lắm
Đêm trắng đêm, say đắm tình nồng
Vợ hiền, chăm chỉ, thủy chung
Gian nan, vất vả, mình cùng sẻ chia
(Vợ hiền – Việt Cường)
* Chấp nhận những đắng cay trong tình yêu
. Về nỗi lỡ duyên, lỡ thì:
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng
(Mùa hoa cải - Nghiêm Thị Hằng)
. Về sự tan vỡ:
Bong bóng vỡ đầy tay
Bong bóng cơi đầy mắt
Mảnh hồn nào
Em đánh mất vì anh (Đinh Thị Thu Vân)
. Về sự cô đơn:
Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau.
(Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu)
Thị trấn nào anh đến chiều nay 
Mảnh tường vắng, mùa đông giá rét
Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt 
Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa
(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại  - Xuân Quỳnh)
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi không thành tiếng
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
+ Thể hiện nỗi đau buồn trước tình yêu dễ thay đổi
+ Mạnh dạn nói những chuyện không dễ nói ra:
* Chuyện chồng chị chồng em
Chị thản nhiên mối tình đầu
Thản nhiên em nhặt bã trầu về têm
(Đoàn Thị Lam Luyến)
+ Khi đã yêu thì thật mạnh mẽ dữ dội
Ghen như sôi và giận như điên
(Chiến tranh - Đoàn Thị Lam Luyến)
Như vạt rừng cháy quanh năm đòi cứu hỏa
Như ngọn lũ sông Hồng chỉ chực vỡ đê
(Gọi Thúy Kiều - Đoàn Thị Lam Luyến)
* Những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Ai cũng có một thời để yêu và để nhớ 
Ai cũng có những phút giây ngoài vợ ngoài chồng 
Đừng có trách chi những xao lòng
(Những phút xao lòng – Thuận Hữu)
Khi tình yêu bị đẩy vào trận
Chỉ còn cách
Mượn họng súng để ngắm nhau
(Không đề - D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ngoc thang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)