Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Chia sẻ bởi Phạm Thu Hằng | Ngày 10/05/2019 | 150

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
LỊCH SỬ 8A
GV: Phạm Thu hằng
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hoàn cảnh nước Nhật trước cuộc Duy tân Minh Trị thế nào ? Trình bày nội dung, kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ?
ĐÁP ÁN
* Hoàn cảnh nước Nhật trước cuộc Duy tân Minh Trị:
- Cuối TK XIX, chế độ PK Nhật Bản khủng hoảng suy yếu.
- Các nước tư bản phương Tây can thiệp, đòi mở cửa Nhật Bản.
- Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách đất nước.
* Nội dung: - Cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
* Kết quả: - Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
- Phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
* Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của TB phương Tây ?
A. Nhật có chính sách ngoại giao tốt
B. Nhật tiến hành cải cách tiến bộ
C. Nhật có nền kinh tế phát triển
D. Chính quyền phong kiến Nhật mạnh
B
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 2 : Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đường lối ngoại giao của Nhật có điểm gì nổi bật ?
Đẩy mạnh công nghiệp hoá
Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng
Đưa học sinh ưu tú đi học ở các nước phương Tây
Ưu tiên phát triển nông nghiệp
B
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Sau chiến tranh Nga – Nhật, Nhật Bản bước lên địa vị một nước như thế nào ?
Một cường quốc tư bản ở Viễn Đông
Một đế quốc ở Viễn Đông
Một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông
C
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Đâu là đặc điểm của ĐQ Nhật ?
Chủ nghĩa đế quốc thực dân
Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
B
CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 - 1918)

BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 - 1918)
GV: NGUYỄN CÔNG LÂN
TIẾT 19-BÀI 13:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
1. Nguyên nhân sâu xa:
CHƯƠNG IV : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
ANH
PHÁP
MỸ
ĐỨC
Qua sơ đồ em nhận thấy sự phát triển của các nước đế quốc cuối TK XIX đầu TK XX như thế nào ?
TIẾT 19-BÀI 13:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
1. Nguyên nhân sâu xa:
Cuối TK XIX đầu TK XX thuộc địa trên thế giới đã được phân chia như thế nào ?
CHƯƠNG IV : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
BẢNG ĐỐI CHIẾU VỀ KINH TẾ VÀ THUỘC ĐỊA GiỮA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC (Cuối TK XIX- đầu TK XX)
Sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc dẫn đến hậu quả gì?
BẢN ĐỒ
CÁC NƯỚC TƯ BẢN VÀ THUỘC ĐỊA
Chiến tranh Anh – Bô-ơ
(1899 - 1902)
Chiến tranh Nga - Nhật
(1904 - 1905)
Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898)
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã làm cho CNĐQ phân chia như thế nào ?

LƯỢC ĐỒ CHÂU ÂU CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1914
ĐỨC
ÁO-HUNG
Italia
THỔNHĨ KỸ
Bungari
NGA
PHÁP
ANH
Ailen
Xec bi
Hunggari
Hy lạp
Anbani
NA UY
THUY ĐIỂN
Thụysĩ
PhầnLan
CHƯƠNG IV : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
TIẾT 19-BÀI 13:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
1. Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của CNTB đã làm thay đổi lực lượng giữa các nước ĐQ.
- Các nước ĐQ mâu thuẫn gay gắt về thuộc địa.
=>Hình thành 2 khối quân sự kình địch: Khối Liên minh gồm Đức, Áo- Hung và khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga.
=> Cả hai khối ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.
CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 -1918 )
TIẾT 19-BÀI 13:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
2. Nguyên nhân trực tiếp: (Nguyên cớ)
Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo –Hung (Phéc đi năng) bị một phần tử khủng bố ở Xécbi ám sát khi đi tham quan cuộc tập trận của Áo–Hung ở Xaraevô. Phe Liên minh (Đức, Áo-Hung) chớp lấy cơ hội này tuyên chiến với phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga ) => Chiến tranh bùng nổ.
Thái tử Áo – Hung: Frăng xoa Phécđinăng
Vì sao Thái tử Áo- Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi sát hại là cơ hội để Đức, Áo-Hung gây ra chiến tranh ? (Thảo luận cặp đôi- 1 phút)
Vì Xécbi là nước được Anh, Pháp ủng hộ.
CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 -1918 )
TIẾT 19-BÀI 13:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
- Ngày 28.6.1914, Thái tử Áo- Hung bị ám sát  Đức, Áo-Hung chớp cơ hội gây ra chiến tranh.
2. Nguyên nhân trực tiếp: (Nguyên cớ)
TIẾT 19 - BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
II. Những diễn biến chính của chiến sự:
28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xécbi
- 1/8, Đức tuyên chiến với Nga
3/8, Đức tuyên chiến với Pháp
4/8, Anh tuyên chiến với Đức
Chiến tranh bùng nổ
TIẾT 19-BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 -1918 )
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:
II. Những diễn biến chính của chiến sự:
1. Giai đoạn 1: ( 1914 – 1916 )
1/ GIAI ĐOẠN I (1914-1916)
Company Logo
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
NĂM 1915
LIÊN QUÂN ĐỨC, ÁO – HUNG
DỒN SỨC TẤN CÔNG NGA
ĐỨC TẤN CÔNG VÉC – ĐOONG. HAI BÊN Ở VÀO THẾ CẦM CỰ
NĂM 1914

- Mặt trận phía Tây: Đức tấn công Pháp, Pari bị uy hiếp.
- Mặt trận phía Đông: Nga tấn công Đông Phổ, cứu nguy cho quân Pháp.
NĂM 1915
- Mặt trận phía Đông: Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.
NĂM 1916
- Hai bên ở vào thế cầm cự đối với cả hai mặt trận.
Ngoài hai mặt trận phía Đông và phía Tây nói trên, chiến tranh còn diễn ra ở mặt trận phía Nam. Mặt trận phía Nam phân chia thành các chiến trường:
+ Mặt trận Ý- Áo: Giữa quân Ý và Áo.
+ Chiến trường Ban căng: Liên quân Đức, Áo- Hung, Bun-ga-ri chống Xéc-bi, về sau có sự trợ giúp của Anh, Pháp.
+ Chiến trường Trung Cận Đông chủ yếu là quân Anh với Ottoman (Thổ Nhĩ Kì).
+ Chiến trường KavKaz: Quân Nga chống Ottoman (Thổ Nhĩ Kì).
Phút giải lao của binh sĩ Anh trong chiến hào - Chiến trường Sông Somme 1916
Quân Nga trong chiến hào
Trận địa chiến hào
Lính Úc trên mặt trận phía Tây - Ypres 1917, họ đeo mặt nạ chống hơi ngạt
Xe tăng “ con quái vật” được bọc thép tấm, đạn bắn không thủng, dùng bánh xích vượt rào và vượt lên chướng ngại vật, ngoài ra xe tăng còn được trang bị pháo và súng máy. Anh Pháp có thứ vũ khí kinh khủng làm đảo lộn thế trận.
XE TẰNG LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC ANH SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH THẾ THỨ NHẤT
Trọng pháo của Pháp.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
Súng máy của Đức.
Tàu chiến (Anh)
Tàu ngầm Đức 1915
* Câu hỏi: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 được gọi là cuộc chiến tranh thế giới ?
THẢO LUẬN NHÓM ( 2 phút)
Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, dần dần 38 nước trên thế giới và nhiều thuộc địa của các nước ĐQ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh. Chiến sự diễn ra ở nhiều nơi, trên nhiều lục địa, trên biển và đại dương, song chiến trường chính vẫn là châu Âu => Chiến tranh 1914 – 1918 là cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Nhiều thuộc địa của các nước đế quốc cũng bị lôi cuốn vào khói lửa của chiến tranh.
Ví dụ: Tại Ấn Độ- Anh bắt đi lính 400.000 người. Pháp bắt đi lính 300.000 người (chủ yếu tại Việt Nam)
- Nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh đưa vào sử dụng. Hàng chục vạn người thương vong.
SƠ ĐỒ TƯ DUY DIỄN BIẾN GIAI ĐOẠN I (1914- 1916)
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự kình địch nhau là:
A. Khối đế quốc và khối phát xít
B. Khối SEATO và khối ASEAN
C. Khối NATO và khối SEV
D. Khối Liên minh và khối Hiệp ước
D
* Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 2: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa
B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa
C. Cả hai phe đều chính nghĩa
D. Chiến tranh đế quốc, phi nghĩa
A
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
* Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 3 : Đâu là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Mâu thuẫn cơ bản giữa CNTB với CNXH
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
Mâu thuẫn giữa tư sản với công nhân
Thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc– bi ám sát
B
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
* Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 4: Sự kiện nào châm ngòi nổ cho chiến tranh thế giới thứ thứ nhất ?
Ngày 28.7.1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi
Ngày 1.8, Đức tuyên chiến với Nga
Ngày 3.8, Đức tuyên chiến với Pháp
Ngày 4.8, Anh tuyên chiến vớ Đức
A
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
* Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 5: Năm 1916, chiến sự diễn ra như thế nào ?
Đức đang làm chủ chiến trường
Mĩ nhảy vào vòng chiến
Cả hai phe đang ở thế cầm cự
D. Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước
C
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài cũ
Chuẩn bị bài mới:
Lập niên biểu về giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Kết cục của chiến tranh như thế nào ?
Qua hậu quả của chiến tranh, em có cảm nhận gì về chiến tranh ? Chiến tranh đã ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào ?
Em có suy nghĩ gì về tình hình thế giới hiện nay ?
chào tạm biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)