Bài 13. Chỉ từ

Chia sẻ bởi Thái Thị Một | Ngày 21/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chỉ từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý
thầy cô giáo
và các em
học sinh !
GV:Thái Thị Một
Trường THCS Lê Văn Tám
Kiểm tra bài cũ:
1 .Số từ là gì? Số từ có mấy loại chính? Muốn xác định các loại số từ này ta làm thế nào?
Đáp án: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Số từ có hai loại chính: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.Muốn xác định ý nghĩa của hai loại số từ này ta phải dựa vào vị trí của chúng
2.Lượng từ là gì? Lượng từ được chia làm mấy nhóm? Kể ra.
Đáp án:Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ được chia làm hai nhóm
-Lựơng từ chỉ toàn thể : cả, tất cả, hết thảy...
-Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp phân phối: những, các, mọi, mỗi,từng...
CHỈ TỪ
Tuần:15
Tiết :57
I.Chỉ từ là gì?

1.Ví dụ




Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên
quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.Viên quan ấy đi đã nhiều nơi, đến
đâu quan cũng ra những câu đố oái
oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều
công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn
chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường
có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng.

Các từ in đậm trong những câu trên
bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?



Các từ: nọ, ấy, kia,
nọ bổ sung ý nghĩa
cho các danh từ:vua,
viên quan, làng, nhà.

Thêm các từ:
nọ,ấy, kia, nọ vào các danh từ trên có tác dụng
gì?
So sánh các từ và cụm
từ sau:
+ông vua/ ông vua nọ
+viên quan/ viên quan ấy
+làng/ làng kia
+nhà/ nhà nọ
-Làm cho danh từ trở thành cụm danh từ, được xác định cụ thể hơn về vị trí trong không gian hoặc thời gian.
Hồi ấy, ở Thanh hoá có
một người làm nghề đánh
cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như
thường lệ.
(Sự tích Hồ Gươm)
So sánh tiếp tục các cặp từ:
+ viên quan ấy/ hồi ấy
+ nhà nọ/ đêm nọ
?Hai cặp từ này có điểm gì
giống nhau và điểm gì khác nhau?
-Giống: cùng xác định vị trí của sự vật
-khác:+ “viên quan ấy”, “nhà nọ”định vị trí về không gian.
+“hồi ấy”, “đêm nọ” định vị trí về thời gian.
Qua các ví dụ
trên, em hãy
cho biết chỉ
từ là gì?


II.Hoạt động của chỉ từ trong câu


Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên
quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đi đã nhiều nơi, đến
đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường
có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng.
Tìm chỉ từ trong những câu trên?



-Làm thành phần phụ cho danh từ, thường đứng sau danh từ.

nọ, ấy, kia, nọ

?Xác định nhiệm vụ của
các chỉ từ đó trong câu?
a.Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa song nhất định phải thắng lợi hoàn toàn
Đó là một điều chắc chắn
(Hồ Chí Minh)
b.Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy
(Bánh chưng, bánh giầy)
Tìm chỉ từ trong những câu trên?
Xác định nhiệm vụ của 2chỉ từ đó trongcâu?
Đó ->chủ ngữ
Đấy -> trạng ngữ
?Vậy chỉ từ ngoài
việc làm phần phụ
cho danh từ,nó còn
có thể giữ chức vụ
gì trong câu?
-Làm chủ ngữ,
- Làm trạng ngữ.





II.Hoạtđộngcủa chỉ từ trong câu
-Làm thành phần phụ
cho danh từ, thường
đứng sau danh từ.
-Làm chủ ngữ,
trạng ngữ.



*Ghi nhớ:sgk/138
III.Luyện tập
Bài 1: sgk/138
Thảo luận nhóm
Nhóm 1, 3 câu a
Nhóm 2, 4 câu b
Nhóm 5, 7 câu c
Nhóm 6, 8 câu d
1a. Hai thứ bánh ấy
-Ý nghĩa: Định vị sự vật
trong không gian
-Chức vụ ngữ pháp: làm
phụ sau trong cụm danh từ.
1b. Đấy, đây
-Ý nghĩa: Định vị sự vật
trong không gian
-Chức vụ : Làm chủ ngữ

1c.- Nay
-Ý nghĩa: định vị sự vật
trong thời gian
-Làm trạng ngữ
1d. Đó
-Định vị sự vật trong
thời gian
-Làm trạng ngữ

Bài tập 2:sgk/138
HS đọc-suy nghĩ- trả lời
Câu 2: Thay các cụm in đậm bằng những chỉ từ và giải thích:
đến chân núi Sóc Sơn = đến
đấy
b. làng bị lửa thiêu cháy = làng
ấy
Thay như vậy để tránh mắc lỗi
dùng từ.
Bài tập 3: sgk/139 Học sinh đọc-suy nghĩ - trả lời
Câu 3: Trong đoạn văn trên không thay
thế các chỉ từ được.
-Nhận xét về tác dụng của chỉ từ: chúng
có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó
gọi thành tên, giúp người đọc, người
nghe định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hay trong thời gian vô tận.
Dặn dò:
-Học thuộc hai ghi nhớ
-Làm các bài tập còn lại
-Chuẩn bị bài Động từ
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô!
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thị Một
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)