Bài 13. Chỉ từ

Chia sẻ bởi Mai Thị Nhã Phương | Ngày 21/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chỉ từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự giờ lớp 6a2
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀI MỸ
MÔN NGỮ VĂN
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Những quyển sách này rất bổ ích.
a) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ?
b) Phân tích cấu tạo của chủ ngữ?
Câu 1: Thế nào là số từ? Xác định số từ trong phần trích sau:
“Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.”
(Ca dao)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Số từ: Là từ chỉ số lượng, số thứ tự của sự vật.
Câu 1: Thế nào là số từ? Xác định số từ trong phần trích sau:
“Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.”
(Ca dao)
Số từ trong phần trích: một
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Những quyển sách này rất bổ ích.
a) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ?
b) Phân tích cấu tạo của chủ ngữ?
Những quyển sách này
rất bổ ích.
Những
quyển sách
này
lượng từ
CN
VN
danh từ
chỉ từ
?
Tiết 57: Tiếng Việt
Chỉ từ
Tiết 57: CHỈ TỪ
* Xét các VD I. (Sgk/ 137)
I/ Chỉ từ là gì?
1.Các từ in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]
(Em bé thông minh)
ông vua nọ
viên quan ấy
làng kia
nhà nọ
Chúng có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác.
2. So sánh các từ và cụm từ sau, từ đó rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm.
- ông vua / ông vua nọ ;
- viên quan / viên quan ấy ;
- làng / làng kia ;
- nhà / nhà nọ.
=> Khi so sánh ý nghĩa của các cặp, ta thấy nghĩa của ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hoá, được xác định một cách rõ ràng trong không gian. Trong khi đó các từ ngữ ông vua, viên quan, làng, nhà còn thiếu tính xác định.
3. Nghĩa của các từ ấy, nọ trong những câu sau có điểm nào giống và điểm nào khác với các trường hợp đã phân tích ?
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
(Sự tích Hồ Gươm)
Câu hỏi thảo luận nhóm (2 phút)
Khi tranh luận về nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong NL1và NL3 có 2 ý kiến đưa ra:
- Ý kiến 1 cho rằng: nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong NL1 và NL3 đều giống nhau.
- Ý kiến 2 cho rằng: nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong NL1 và NL3 vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau.
Em đồng ý với ý kiến nào? Chỉ rõ điểm giống hoặc vừa giống, vừa khác nhau về nghĩa của các từ đó?
ĐÁP ÁN: Ý kiến 2 là đúng
*Giống nhau: - Cùng trỏ vào sự vật.
- Cùng xác định vị trí sự vật (định vị sự vật)
*Khác nhau:
- Các từ “ấy”, “nọ” trong ngữ liệu 1: xác định vị trí sự vật trong không gian.
- Các từ “ấy”, “nọ” trong ngữ liệu 3: xác định vị trí sự vật trong t/ gian.
* Ví dụ 1:
ông Vua nọ làng kia
viên quan ấy nhà nọ
=> Những từ "nọ", "ấy", "kia" bổ sung ý nghĩa cho danh từ
* Ví dụ 2:
ông Vua | ông Vua nọ làng | làng kia
viên quan | viên quan ấy nhà | nhà nọ
| hồi ấy
| đêm nọ
=> Những từ "nọ", "ấy", "kia" dùng để trỏ vào sự vật
=> ý nghĩa: Xác định vị trí của sự vật về không gian
* Ví dụ 3:
ông Vua nọ
viên quan ấy
=> ý nghĩa: Xác định vị trí của sự vật về thời gian
Tiết 57: CHỈ TỪ
I. Chỉ từ là gì?
* Xét các VD I. (Sgk/ 137)
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
I/ Chỉ từ là gì?
Nọ, ấy, kia gọi là chỉ từ. Em hiểu thế nào là chỉ từ?
Em hãy kể ra các chỉ từ thường gặp.
- Các chỉ từ : đó, đây, này, nọ, ấy, kia, kìa, đấy,...
* Ghi nhớ 1: sgk/137
Tiết 57: CHỈ TỪ

1/II) Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]
(Em bé thông minh)
ông
vua
nọ
viên
quan
ấy
một
làng
kia
hai
cha con
nhà
nọ
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
+ Làm phụ ngữ sau (s2) của cụm danh từ.
I. Chỉ từ là gì?
* Ghi nhớ 1: sgk/137
Tiết 57: CHỈ TỪ

2) Tìm chỉ từ trong những câu dưới đây. Xác định chức vụ của chúng trong câu.
a) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
(Hồ Chí Minh)

b)Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
(Bánh chưng, bánh giầy)
2) Tìm chỉ từ trong những câu dưới đây. Xác định chức vụ của chúng trong câu.
a) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó
(Hồ Chí Minh)
là một điều chắc chắn.
CN
VN
/
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
I/ Chỉ từ là gì?
+ Làm chủ ngữ
* Ghi nhớ 1: sgk/137
Tiết 57: CHỈ TỪ
+ Làm phụ ngữ sau (s2) của cụm danh từ.


b)Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
(Bánh chưng, bánh giầy)

b)Từ đấy, nước ta

chăm nghề ... làm bánh chưng, bánh giầy.

CN
VN
/
TN
Dựa vào phân tích các ngữ liệu trên em hãy cho biết chỉ từ còn có những chức vụ nào trong câu?
2) Tìm chỉ từ trong những câu dưới đây. Xác định chức vụ của chúng trong câu.
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
I/ Chỉ từ là gì?
+ Làm chủ ngữ
* Ghi nhớ 1: sgk/137
+ Làm trạng ngữ.
III/ Luyện tập:
* Ghi nhớ 2: sgk/137
Tiết 57: CHỈ TỪ

+ Làm phụ ngữ sau (s2) của cụm danh từ.
1) BT 1/138.SGK: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ đã tìm.
a. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
b. Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
(Ca dao)
c. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
(Con Rồng cháu Tiên)
d. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
(Sự tích Hồ Gươm)
a. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
1) BT 1/138.SGK: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ đã tìm.
ấy
Định vị sự vật trong không gian
Phụ ngữ của cụm danh từ
b. Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
(Ca dao)
1) BT 1/138.SGK: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ đã tìm.
ấy
Định vị sự vật trong không gian
Phụ ngữ của cụm danh từ
đấy - đây
Định vị sự vật trong không gian
Làm chủ ngữ trong câu
/
/
/
/
c. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
(Con Rồng cháu Tiên)
1) BT 1/138.SGK: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ đã tìm.
ấy
Định vị sự vật trong không gian
Phụ ngữ của cụm danh từ
đấy - đây
Định vị sự vật trong không gian
Làm chủ ngữ trong câu
Nay
Định vị sự vật trong thời gian
Làm trạng ngữ trong câu
c. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa ... các phương.



/
/
CN
VN
TN
CN
VN
1) BT 1/138.SGK: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ đã tìm.
ấy
Định vị sự vật trong không gian
Phụ ngữ của cụm danh từ
đấy - đây
Định vị sự vật trong không gian
Làm chủ ngữ trong câu
Nay
Định vị sự vật trong không gian
Làm trạng ngữ trong câu
d. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.

(Sự tích Hồ Gươm)
/
CN
VN
TN
đó
Định vị sự vật trong thời gian
Làm trạng ngữ trong câu
2) Bài tập 2 (SGK/138): Thay các cụm từ in đậm dưới đây bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy.
a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(Theo Thánh Gióng)
b) Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy.
(Theo Thánh Gióng)
-Chân núi Sóc = đó, đấy
-bị lửa thiêu cháy = ấy, đó, đấy
 Định vị về không gian
 Định vị về không gian
3) Bài tập 3 (SGK/139): Có thể thay các chỉ từ trong đoạn dưới đây bằng những từ hoặc cụm từ nào không? Rút ra nhận xét về tác dụng của chỉ từ?
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm cơm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
-Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
-Không thể thay các chỉ từ bằng những từ hoặc cụm từ nào khác. Vì trong truyện cổ dân gian ta không thể xác định được cụ thể thời gian năm ấy, năm nay, hôm đó là năm nào, hôm nào.

-Điều đó cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu. Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
Anh kia li?n gio ngay v?t �o ra b?o:
- T? l�c tơi m?c c�i �o m?i n�y, tơi ch?ng th?y con l?n n�o ch?y qua d�y c?!
Bài 2: Điền chỉ từ: kia, đây, đấy để hoàn thành những câu ca dao:
a) Cô ............. cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang .............

b) Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta ............ trâu ............. ai mà quản công
Bài 1: Hóy tỡm cỏc ch? t? trong do?n van sau:
kia
đây
đây
đấy
BÀI TẬP NHANH
Dựa vào hình ảnh, hãy điền chỉ từ thích hợp vào chỗ trống.
T?......., oỏn n?ng thự sõu, h�ng nam Thu? Tinh l�m mua giú, bóo l?t dỏnh Son Tinh.
đó
Người…. vo gạo, gói bánh, người … nhóm bếp.
này
kia
Dựa vào hình ảnh, hãy điền chỉ từ thích hợp vào chỗ trống.
ấy
Sau khi dỏnh du?i gi?c Minh, Lờ L?i dó tr? thanh guom........ ... cho Rựa V�ng.
Ở làng … có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển
nọ
1
2
3
4
5
1. Tên một vật dụng Thạch Sanh giúp công chúa khỏi câm?
2. Nhân vật nào là biểu tượng cho của hiện tượng lũ lụt hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ?
3. Từ còn thiếu trong bài ca dao là từ trong ô chữ thứ 3.
" Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc ....... ngang lưng"
4. Tên một nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích em đã được học?
5. Tên một câu truyện cười phê phán những anh chàng hay khoe của?
Ô chữ kỳ diệu
BẢN ĐỒ TƯ DUY
CỦA CHỈ TỪ
a)Học bài:
-Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học.
-Đặt câu có sử dụng chỉ từ.
b)Bài mới: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
-GV HD HS chọn một trong các đề ở bài trước
-Lập dàn ý cho một bài văn kể chuyện (một đề đã chọn)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
TIẾT HỌC KẾT THÚC
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
CÙNG TẤT CẢ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Nhã Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)