Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Chia sẻ bởi Đỗ Hoàng Anh Minh | Ngày 08/05/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Tổ
hoá - Sinh
Trường THPT BC NGUYễN HUệ
NGUYễN ĐứC HIệP
Chào mừng quý thầy , cô giáo đã đến dự giờ !
KIỂM TRA BÀI CŨ
Ở người , bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định ( Xa) , không có alen tương ứng trên Y.
Trong một gia đình , bố và mẹ máu đông bình thường nhưng họ có một đứa con trai bị bệnh máu khó đông .
Hỏi đứa con trai này nhận gen bệnh từ bố hay mẹ. Kiểu gen của mẹ như thế nào ?
Con trai bị bệnh KG : XaY , bố không bệnh KG : XAY ; mẹ không bệnh KG : XAXA hoặc XAXa.
Đứa con trai này nhận Y từ bố và Xa từ mẹ . Mẹ truyền gen bệnh cho con trai và KG mẹ là : XAXa
BÀI 13:
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN
Thí nghiệm:
▪ Lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng.
Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì ?
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
Nhận xét :
▪ Màu hoa đỏ là tính trạng ….........
▪ Màu sắc hoa do ………………………..
trội.
1cặp gen quy định
Ptc :
AA
Hoa đỏ
Hoa trắng
aa
F1 :
100% Aa (toàn đỏ)
F2 :
1AA : 2Aa : 1aa
3 đỏ : 1 trắng
GP:
A
a
x Aa
GF1:
A : a
A : a
▪ Qui ước: gen A: Đỏ ; gen a : trắng
x
 Tính trạng ( KH) của cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen.
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa gen và tính trạng
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG :
VD1 : Thỏ Himalaya
Toàn thân lông trắng ; Tai, bàn chân, đuôi, mõm  lông đen
TNoCM: Cạo lông trắng trên lưng + buộc đá lạnh
KQ: Ở lưng lông mọc có màu đen
Hiện tượng trên giải thích như thế nào ?
Tạo sao có hiện tượng này ?
Do nhiệt độ bên trong cơ thể phân bố ở các vùng khác nhau là khác nhau . Những TB ở các vùng đầu mút cơ thể như tai , mõm , đuôi… có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của các tế bào của phần thân nên gen có khả năng tổng hợp sắc tố mêlanin làm cho lông đen.
Các TB ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nên các gen của chúng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông có màu trắng .
=> Cùng một kiểu gen nhưng nhiệt độ phân bố ở các vùng khác nhau trong cơ thể biểu hiện KH khác nhau .
VD2 : Hoa cẩm tú cầu
Cùng 1 KG nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào độ pH của đất.
Môi trường bên ngoài cơ thể (độ pH của đất )cũng ảnh hưởng lên sự biểu hiện KH của KG
 Như vậy , KH của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào KG mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường .
Hay nói cách khác : KH được tạo thành do sự tương tác giữa KG với môi trường.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN :
Ta đã biết , cùng 1 KG có thể cho 1 dãy KH khác nhau tuỳ thuộc vào ĐKMT.
KG1 + MT 1 KH 1
KG1 + MT 2 KH 2
KG1 + MT 3 KH 3
KG1 + MT n KH n
1. Khái niệm mức phản ứng :
Tập hợp các KH 1,2,3,…,n của KG1 tương ứng với n ĐKMT được gọi là mức phản ứng của KG1.
Vậy Mức phản ứng của KG định nghĩa như thế nào ?
 Tập hợp các KH của cùng một KG tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của KG
Em hãy cho VD về mức phản ứng của KG?
- MT1(trên cạn): có lá hình mũi mác.
- MT2(dưới nước):có thêm lá hình bản dài
- MT3(chìm trong nước): chỉ có là hình bản dài.
Có mấy loại mức phản ứng?
 2. Các loại mức phản ứng :
Tính trạng có mức phản ứng rộng:
Thường là những tính trạng số lượng : năng suất , khối lượng , sản lượng trứng , sữa ….
b. Tính trạng có mức phản ứng hẹp :
Thường là những tính trạng chất lượng như : Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò , độ trong đục của hạt gạo của một giống lúa …
Mức phản ứng có ý nghĩa như thế nào đối với SV?
 3. Nguyên nhân, đặc điểm và ý nghĩa của mức phản ứng :
* Nguyên nhân : Do sự tương tác giữa KG với môi trường
Mức phản ứng có những đặc điểm gì ?
Nguyên nhân gây ra mức phản ứng của một KG ?
* Đặc điểm :
- Mức phản ứng do KG quy định nên di truyền được.
- Tuỳ từng tính trạng mà có mức phản ứng rộng, hẹp khác nhau
* Ý nghĩa : Mức phản ứng càng rộng , SV càng dễ thích nghi.
Để xác định mức phản ứng của một KG thì cần phải làm gì ?
Phải tạo ra được các cá thể SV có cùng 1 KG
- Đối với các loài cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng , xác định mức phản ứng bằng cách cắt các cành của cùng 1 cây đem trồng trong những ĐKMT khác nhau rồi theo dõi đặc điểm của chúng.
- Đối với động vật , áp dụng biện pháp nhân bản KG này thành nhiều cá thể khác nhau.
Cùng 1 KG có thể thay đổi KH trước những ĐKMT khác nhau , hiện tượng này gọi là sự mềm dẻo KH . Thế nào là sự mềm dẻo KH ?
 4. Sự mềm dẻo kiểu hình ( thường biến ):
Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước các ĐMT khác nhau gọi là sự mềm dẻo KH.
Nguyên nhân nào gây ra sự mềm dẻo KH ?
* Nguyên nhân : Do có sự tự điều chỉnh về sinh lý của cơ thể .
Sự mềm dẻo KH có làm biến đổi KG của cơ thể không ? Nó có di truyền không ?
Đặc điểm :
- Sự mềm dẻo KH không liên quan đến KG nên không di truyền.
- Làm biến đổi đồng loạt các cá thể trong quần thể theo một hướng xác định.
Sự mềm dẻo KH có ý nghĩa như thế nào với SV ?
* Ý nghĩa : Giúp SV thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Hãy hoàn thành bảng so sánh sau đây :
Cần lưu ý :
Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào :
Kiểu gen
Điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể
( Năng suất )
(Giống)
(Kỹ thuật sản xuất)
Xin chân thành cảm ơn
các thầy ,cô giáo đã đến dự giờ!
Cảm ơn tập thể lớp 12A12
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoàng Anh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)