Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Chia sẻ bởi Đinh Lễ | Ngày 08/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

BĂI 13: ?NH HU?NG C?A M�I TRU?NG LÍN S? BI?U HI?N C?A GEN
?????
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Mức phản ứng của kiểu gen.
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:








- Trong các thí nghiệm của mình Menden đã may mắn khi chọn được các tính trạng rất ít phụ thuộc vào môi trường(TT chất lượng), nhưng thực tế mối quan hệ này rất phức tạp và bị nhiều yếu tố chi phối.
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng:






- Đặt điểm: Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị yếu tố bên trong hoặc bên ngoài chi phối.

II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:
Nhiều yếu tố cuả môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen.
Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta hãy xét 1 số VD sau:
VD1: thỏ Himalaya



Bình thưởng thỏ có màu lông trắng trừ các đầu mút như tai, bàn chân, mõm có màu đen. Người ta cạo lông của thỏ rồi buộc vào đó 1 cục nước đá, tại nơi đó lông mọc lên có màu đen.
 Qua thí nghiệm ta thấy nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự biểu hiện của gen.
VD2: Màu sắc của hoa cẩm tú cầu:

Màu hoa cẩm tú cầu thay đổi theo độ pH của đất trồng. Trong trường hợp này tuy các cây có cùng KG nhưng mức độ biều hiện KH giữa các cây là khác nhau.
Qua thí nghiệm ta thấy mức độ biểu hiện của gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
VD3: Màu sắc hoa Liên Hình:
Qua thí nghiệm ta thấy nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen.
Tổng:
Kiểu hình của cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà chỉ truyền kiểu gen.
Kiểu gen quy định những phản ứng của cơ thể trước môi trường.


III. Mức phản ứng của kiểu gen:





MT1(trên cạn): lá có dạng mũi mác.
MT2(trên mặt nước): lá dạng bản rộng.
MT3(dưới nước): lá dạng bản dài.
 Kiểu hình của gen có thể khác nhau trên cùng 1 cá thể(cùng kiểu gen) hoặc trên nhiều cá thể trong 1 loài(nhiều kiểu gen) tùy theo môi trường.
VD2: Gà tàu vàng







 Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng nhưng không ảnh hưởng đến màu lông.
1.Khái niệm: mức phản ứng của KG là tập hợp các KH của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau.
KG1 + MT1  KH1
KG1 + MT2  KH2
KG1 + MT3  KH3
.............
KG1 + MTn  KHn.

Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

2. Sự mềm dẻo của KH(Thường biến):
Quan sát VD:

Khái niệm:
+ Là những biến đổi KH của cùng 1 KG trước những điều kiện môi trường khác nhau.
+ KG quy định mức độ mềm dẻo của KH.
+ Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh trong 1 phạm vi nhất định.
Cơ chế: thường biến chịu tác động trực tiếp của môi trường và không di truyền được.
Ý nghĩa:
+ Đẩy mạnh công tác giống: chọn, cải tạo, lai giống.
+ Tăng cường biện pháp kĩ thuật: xữ lí, chăm sóc, phòng trừ bệnh...
+ Xác định đúng thời gian thu hoạch.
+ Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Tiên đoán câu hỏi có thể bị hỏi và câu trả lời cho những câu hỏi đó
Theo em nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin ntn??
Trả lời: Nhiệt độ cao làm biến tính protein(Enzim) tham gia điều hòa biểu hiện của gensắc tố melanin ko đc tổng hợplông màu trắng.
Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không nên trồng 1 giống lúa duy nhất (cho đó là giống lúa có năng suất cao) trên cùng 1 diện tích rộng trong 1 vụ???
Trả lời: vì nếu năm đó thời tiết bất lợi thì cả cánh đồng lúa sẽ bị mất mùa...
Muốn nghiên cứu mức phản ứng của 1 KG nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì???
Trả lời: Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta cần phải tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau.
Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
Trả lời: Nói cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” thực ra là không hoàn toàn chính xác. Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định (alen) mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn.
Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử rằng công ti giống đã cung cấp hạt giống thứ thiệt đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên???
Trả lời: Mỗi giống cây trồng đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cầu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.
----->>>END<<<-----
Cái hình đẹp lắm mà cái Slide ko thích hợp j hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Lễ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)