Bai 13

Chia sẻ bởi Lê Thị Hiếp | Ngày 27/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: bai 13 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

10
Kiểm tra bài cũ
Bài 1: Nhóm quyền phát triển của trẻ em bao gồm những quyền nào?
Về nhu cầu ăn của trẻ em.
Về học tập của trẻ em.
Về vui chơi, giải trí của trẻ em.
Về sức khoẻ của trẻ em.
Về đời sống văn hoá, nghệ thuật của trẻ em.
Kiểm tra bài cũ
Bài 1: Nhóm quyền tham gia bao gồm những quyền nào dưới đây?
Quyền được phát biểu ý kiến trong sinh hoạt lớp.
Quyền được đi học đúng độ tuổi.
Quyền được đề đạt ý kiến, nguyện vọng với cha mẹ và thầy cô giáo .
Quyền được đáp ứng mọi ý kiến, nguyện vọng của mình với cha me.
Quyền được phát biểu ý kiến trong các hoạt động tập thể.
Tình huống
Trong lần tham dự trại hè quốc tế ở Liên bang Nga, Nam và các bạn gặp một bạn gái cao, to, da trắng, mắt nâu, mái tóc đen rất đẹp. Cô bé nói tiếng Việt rất tốt. Nam và các bạn xúm lại làm quen, hỏi chuyện: "Bạn tên là gì? Bạn là người nước nào? Bạn học tiếng Việt ở đâu mà nói tốt thế?". Cô bé mỉm cười trả lời: "Tớ là A-li-a. Tớ là công dân Việt Nam đấy, vì bố tớ là người Việt Nam mà".
? Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Trò chơi: Đố bạn?

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào là công dân Việt Nam?
1- Trẻ em sinh ra có bố và mẹ là công dân Việt Nam.
2- Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam và mẹ là công dân nước ngoài.
3- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam và bố là công dân nước ngoài.
4- Trẻ em sinh ra bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam và không rõ bố, mẹ là ai.
Theo luật quốc tịch Việt Nam năm 1998:
Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ là công dân Việt Nam
( theo nguyên tắc huyết thống )
Trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. ( theo nguyên tắc nơi sinh )
" Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam"( Điều 16, Luật quốc tịch 1998)
" Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam" ( khoản 1, Điều 19 Luật Quốc tịch 1998 ).
Theo em, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa ra đời thì người dân Việt Nam có được gọi là công dân không? Vì sao?
Thảo luận
Cử tri đi bầu cử năm 1946
" Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
( Điều 4 Luật Quốc tịch 1998 ).

VĐV Vũ Thị Hương
Đại kiện tướng cờ vua quốc tế
Nguyễn Ngọc Trường Sơn
VĐV Nguyễn Thuý Hiền
3 giải vàng Olimpic Toán quốc tế 2007
Bài tập1: Đánh dấu x vào ô trống đúng những trường hợp là công dân Việt Nam.
Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam.
Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
Người Việt Nam dưới 18 tuổi.
X
X
X
Bài tập2: Chọn câu trả lời đúng nhất người nào sau đây là công dân Việt Nam.
Người nói tiếng Việt Nam.
Người đang sinh sống ở Việt Nam.
Người có quốc tịch Việt Nam.
Người sinh ra ở Việt Nam.
Bài tập tình huống
Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Vịêt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không?".
Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
Hoa không phải là công dân Việt Nam. Vì Hoa không có quốc tịch Việt Nam, Bố mẹ Hoa là người nước ngoài làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hiếp
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)