Bai 13

Chia sẻ bởi Nguyễn Hương | Ngày 26/04/2019 | 157

Chia sẻ tài liệu: bai 13 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:



Năm học: 2009-2010
GV Hướng dẫn: Lê Thị Ái Liên
SV thực tập: Nguyễn văn Linh

Bài 14:
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUÔC
( Tiết 1)



I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1.Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước và những biểu hiện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Biết được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
2. Về kỹ năng:
Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ:
- Thể hiện lòng yêu nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1.Nội dung cơ bản:
Bài học này có 3 đơn vị kiến thức:
- Tiết 1: Lòng yêu nước.
- Tiết 2:
+ Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
+ Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
2. Kiến thức trọng tâm:
- Ở tiết 1, trọng tâm của bài là đơn vị kiến thức b: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. GV cần làm rõ những biểu hiện cụ thể về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
- Ở tiết 2, trọng tâm của bài là đơn vị kiến thức 2 và 3. GV cần làm rõ trách nhiệm của công dân, học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp tổ chức dạy học:
GV có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, liên hệ thực tế…
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Dạy học theo lớp.
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học cá nhân.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng GDCD lớp 10.
- Bài tập thực hành GDCD lớp 10.
- Sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước.
- Phiếu học tập.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
a/ Câu hỏi: Thế nào là hợp tác? Vì sao trong cộng đồng chúng ta cần phải biết hợp tác? Em hãy lấy ví dụ về việc thể hiện sự hợp tác của bản thân?
b/ Trả lời:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Trong cộng đồng chúng ta cần phải biết hợp tác vì:
+ Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng nên việc hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất đem lại chất lượng, hiệu quả công việc cao.
+ Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc nhau, mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong xã hội hiện đại.
- Ví dụ: hợp tác với các học sinh khác trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thầy, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại…
3. Tổ chức dạy bài mới:
3.1: Lời vào bài:
Tổ quốc là từ để gọi đất nước mình một cách thiêng liêng trìu mến. Với người Việt Nam yêu nước là một tình cảm cũng là một tư tưởng thiêng liêng cao quý nhất.Yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó được gìn giữ và phát huy cho đến ngày hôm nay. Vậy thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước được biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của tiết học hôm nay bài 14, tiết 1:Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.2: Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)