Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Sơn |
Ngày 15/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
Thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2008
Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Người soạn: Nguyễn Anh Sơn
Giáo viên trường Tiểu học Đại Kim
Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm đôi
Đọc sách giáo khoa từ “Cách mạng thành công” đến “nghìn cân treo sợi tóc”.
Trả lời câu hỏi:
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp phải những khó khăn gì về chính trị?
Chính quyền cách mạng vừa thành lập, còn non trẻ.
Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng (Quân đội các nước Anh và Tưởng Giới Thạch núp dưới danh nghĩa vào tước vũ khí quân đội Nhật đã kéo vào nước ta kèm theo bọn phản động nhằm chống phá chính quyền cách mạng và tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược).
Những khó khăn về chính trị nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng 8:
Một số hình ảnh quân đội các nước đế quốc kéo vào nước ta 9 - 1945
Quân Anh kéo vào Sài Gòn
Quân Tưởng
ở Hải Phòng
Một số hình ảnh quân đội các nước đế quốc kéo vào nước ta 9 - 1945
Quân Pháp
vào Sài Gòn
Một số hình ảnh quân đội các nước đế quốc kéo vào nước ta 9 - 1945
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp phải những khó khăn gì về kinh tế?
Những khó khăn về kinh tế nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng 8
Lũ lụt, hạn hán và chiến tranh đã làm cho nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, nạn đói tiếp tục đe doạ đời sống của người dân.
Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.
Nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người.
Ngân khố của quốc gia hầu như trống rỗng.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp phải những khó khăn gì về văn hoá – xã hội?
Hơn 90% số dân không biết chữ.
Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tồn tại khá phổ biến.
Những khó khăn về vă hoá - xã hội nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng 8:
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm 6
Nhóm 1:+ Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là “giặc”?
+ Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra?
Nhóm 2: + Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc đói ”như thế nào?
+ Tinh thần chống “giặc dốt” của nhân dân ta ra sao?
+ Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ ta đã đề ra biện pháp gì để xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm?
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc.”
Gọi đói và dốt là “giặc” vì Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến mức độ nguy hiểm của sự đói nghèo và mù chữ đối với nhân dân ta.
Hai thứ giặc này cần phải tiêu diệt nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đây còn là cơ sở để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
Diệt “giặc đói”
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước thực hiện “ngày đồng tâm nhịn ăn”, lập “hũ gạo cứu đói’ , dành gạo cho dân nghèo.
Đảng và Chính phủ đã ra khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang!”. Toàn bộ đê vỡ được bồi đắp lại, dân nghèo được chia ruộng, hăng hái tham gia sản xuất.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, nạn đói từng bước được đẩy lùi
Lễ phát động cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội, 11-1945
Nhân dân Hà Nội mittinh tại Nhà hát lớn Hà Nội trong tuần lễ cứu đói, 11-1945
Một số hình ảnh về phong trào diệt “giặc đói” của nhân dân ta năm 1945 - 1946
Bà Ngô Thị Hoàn, nguyên trưởng phòng tổ chức Viện Kinh tế học, kể lại : “Lúc đó tôi mới 10 tuổi, trong đội nhi đồng, được đi theo chiếc xe của cụ Ngô Tử Hạ, đánh trống, phất cờ, hô khẩu hiệu để vận động đồng bào cứu đói. Cụ Ngô Tử Hạ kéo chiếc xe qua phố Tràng Tiền. Nhà nào cũng có người chờ sẵn bên hè phố, người thì bơ gạo, người thì đấu ngô, người thì góp tiền. Đi chưa hết một vòng Bờ Hồ thì xe gạo đã đầy. Về đến Nhà hát lớn gặp Bác Hồ, cụ Ngô Tử Hạ chỉ cho Bác Hồ xem chiếc xe chở gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, ngô, lại có nhà thêm mấy ống đỗ. Bác Hồ nói: “Đấy mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất...”.
Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói
Diệt “giặc dốt”
- Đảng và Chính phủ ta thực hiện cấp tốc việc xoá nạn mù chữ cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học. Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi.
Nha Bình dân học vụ được thành lập vào ngày 8-9-1945 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc chống nạn mù chữ.
Chỉ một năm sau, cả nước đã có hơn một triệu người biết đọc, biết viết.
Một số tư liệu về phong trào diệt “giặc dốt”
Bình dân Học vụ:
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 3/9, Chính phủ họp phiên đầu tiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó chống nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp bách thứ hai sau nhiệm vụ chống nạn đói.
BDHV đã vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền, cổ động, vận động rất sáng tạo: Viết báo, phát thanh, trưng bày tài liệu, khẩu hiệu, nói chuyện... Khí thế cách mạng lôi cuốn quần chúng vào mặt trận diệt dốt: Ghi tên xung phong làm giáo viên không lương, cho mượn nhà cửa, trụ sở để mở lớp, góp quỹ bảo trợ. Phong trào phát triển rộng khắp. Kết quả năm đầu thành lập (8/9/1945 đến 8/9/1946), BDHV đã xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
Biện pháp của Chính phủ ta để xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm
Nhằm động viên nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, vàng ủng hộ chính quyền cách mạng xây dựng đất nước, “Tuần lễ vàng” được tiến hành trong cả nước từ 17-9-945.
Ngày 4-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh về xây dựng “Quỹ độc lập” nhằm động viên nhân dân đóng góp của cải để xây dựng chế độ dân chủ mới.
Bằng các biện pháp ngoại giao khôn khéo, ta đã đẩy được quân Tưởng về nước, nhân nhượng với quân Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tăng cường lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài.
Ý nghiã của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
Nhờ thực hiện những biện pháp cấp bách, kịp thời mà chính quyền cách mạng đã vượt qua được những khó khăn, đẩy lùi “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, điều đó chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đoàn kết ủng hộ và tham gia tích cực của toàn dân.
Điều đó càng làm tăng thêm uy tín của Đảng, Chính phủ đối với nhân dân. Càng củng cố niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng và Chính phủ ta.
Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm 6
Đọc SGK từ “Bác Hoàng Văn Tí” đến “làm gương cho ai được”.
Thực hiện trò chơi đóng vai: mỗi nhóm cử ra 1 bạn đóng vai Bác Hồ, 1 bạn đóng vai bác Hoàng Văn Tí, những bạn khác đóng vai các đồng chí giúp việc. Các nhóm diễn lại đoạn trong SGK, sau đó lên trình bày trước lớp.
Cảnh người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945
Nhiệm vụ 4:
Sau khi xem bức ảnh trên kết hợp với nội dung bài vừa học, em có nhận xét gì về đời sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ?
Một số thông tin tham khảo
Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày
3-9-1945, Chủ tịch HCM đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách để đối phó với tình hình nguy cấp lúc đó :
Một là, phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói. Trong khi chờ đợi hoa màu, sẽ mở một cuộc lạc quyên. 10 ngày đồng bào nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm sẽ đem phát cho người nghèo.
Hai là, mở chiến dịch chống nạn mù chữ.
Ba là, tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
Bốn là, mở rộng phong trào giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ cũ để lại.
Năm là, bãi bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò và nghiêm cấm việc hút thuốc phiện.
Sáu là, tuyên bố quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo.
Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Người soạn: Nguyễn Anh Sơn
Giáo viên trường Tiểu học Đại Kim
Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm đôi
Đọc sách giáo khoa từ “Cách mạng thành công” đến “nghìn cân treo sợi tóc”.
Trả lời câu hỏi:
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp phải những khó khăn gì về chính trị?
Chính quyền cách mạng vừa thành lập, còn non trẻ.
Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng (Quân đội các nước Anh và Tưởng Giới Thạch núp dưới danh nghĩa vào tước vũ khí quân đội Nhật đã kéo vào nước ta kèm theo bọn phản động nhằm chống phá chính quyền cách mạng và tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược).
Những khó khăn về chính trị nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng 8:
Một số hình ảnh quân đội các nước đế quốc kéo vào nước ta 9 - 1945
Quân Anh kéo vào Sài Gòn
Quân Tưởng
ở Hải Phòng
Một số hình ảnh quân đội các nước đế quốc kéo vào nước ta 9 - 1945
Quân Pháp
vào Sài Gòn
Một số hình ảnh quân đội các nước đế quốc kéo vào nước ta 9 - 1945
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp phải những khó khăn gì về kinh tế?
Những khó khăn về kinh tế nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng 8
Lũ lụt, hạn hán và chiến tranh đã làm cho nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, nạn đói tiếp tục đe doạ đời sống của người dân.
Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.
Nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người.
Ngân khố của quốc gia hầu như trống rỗng.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp phải những khó khăn gì về văn hoá – xã hội?
Hơn 90% số dân không biết chữ.
Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tồn tại khá phổ biến.
Những khó khăn về vă hoá - xã hội nước ta gặp phải sau Cách mạng tháng 8:
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm 6
Nhóm 1:+ Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là “giặc”?
+ Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra?
Nhóm 2: + Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc đói ”như thế nào?
+ Tinh thần chống “giặc dốt” của nhân dân ta ra sao?
+ Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ ta đã đề ra biện pháp gì để xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm?
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc.”
Gọi đói và dốt là “giặc” vì Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến mức độ nguy hiểm của sự đói nghèo và mù chữ đối với nhân dân ta.
Hai thứ giặc này cần phải tiêu diệt nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đây còn là cơ sở để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
Diệt “giặc đói”
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước thực hiện “ngày đồng tâm nhịn ăn”, lập “hũ gạo cứu đói’ , dành gạo cho dân nghèo.
Đảng và Chính phủ đã ra khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang!”. Toàn bộ đê vỡ được bồi đắp lại, dân nghèo được chia ruộng, hăng hái tham gia sản xuất.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, nạn đói từng bước được đẩy lùi
Lễ phát động cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội, 11-1945
Nhân dân Hà Nội mittinh tại Nhà hát lớn Hà Nội trong tuần lễ cứu đói, 11-1945
Một số hình ảnh về phong trào diệt “giặc đói” của nhân dân ta năm 1945 - 1946
Bà Ngô Thị Hoàn, nguyên trưởng phòng tổ chức Viện Kinh tế học, kể lại : “Lúc đó tôi mới 10 tuổi, trong đội nhi đồng, được đi theo chiếc xe của cụ Ngô Tử Hạ, đánh trống, phất cờ, hô khẩu hiệu để vận động đồng bào cứu đói. Cụ Ngô Tử Hạ kéo chiếc xe qua phố Tràng Tiền. Nhà nào cũng có người chờ sẵn bên hè phố, người thì bơ gạo, người thì đấu ngô, người thì góp tiền. Đi chưa hết một vòng Bờ Hồ thì xe gạo đã đầy. Về đến Nhà hát lớn gặp Bác Hồ, cụ Ngô Tử Hạ chỉ cho Bác Hồ xem chiếc xe chở gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, ngô, lại có nhà thêm mấy ống đỗ. Bác Hồ nói: “Đấy mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất...”.
Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói
Diệt “giặc dốt”
- Đảng và Chính phủ ta thực hiện cấp tốc việc xoá nạn mù chữ cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học. Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi.
Nha Bình dân học vụ được thành lập vào ngày 8-9-1945 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc chống nạn mù chữ.
Chỉ một năm sau, cả nước đã có hơn một triệu người biết đọc, biết viết.
Một số tư liệu về phong trào diệt “giặc dốt”
Bình dân Học vụ:
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 3/9, Chính phủ họp phiên đầu tiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó chống nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp bách thứ hai sau nhiệm vụ chống nạn đói.
BDHV đã vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền, cổ động, vận động rất sáng tạo: Viết báo, phát thanh, trưng bày tài liệu, khẩu hiệu, nói chuyện... Khí thế cách mạng lôi cuốn quần chúng vào mặt trận diệt dốt: Ghi tên xung phong làm giáo viên không lương, cho mượn nhà cửa, trụ sở để mở lớp, góp quỹ bảo trợ. Phong trào phát triển rộng khắp. Kết quả năm đầu thành lập (8/9/1945 đến 8/9/1946), BDHV đã xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
Biện pháp của Chính phủ ta để xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm
Nhằm động viên nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, vàng ủng hộ chính quyền cách mạng xây dựng đất nước, “Tuần lễ vàng” được tiến hành trong cả nước từ 17-9-945.
Ngày 4-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh về xây dựng “Quỹ độc lập” nhằm động viên nhân dân đóng góp của cải để xây dựng chế độ dân chủ mới.
Bằng các biện pháp ngoại giao khôn khéo, ta đã đẩy được quân Tưởng về nước, nhân nhượng với quân Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tăng cường lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài.
Ý nghiã của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
Nhờ thực hiện những biện pháp cấp bách, kịp thời mà chính quyền cách mạng đã vượt qua được những khó khăn, đẩy lùi “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, điều đó chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đoàn kết ủng hộ và tham gia tích cực của toàn dân.
Điều đó càng làm tăng thêm uy tín của Đảng, Chính phủ đối với nhân dân. Càng củng cố niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng và Chính phủ ta.
Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm 6
Đọc SGK từ “Bác Hoàng Văn Tí” đến “làm gương cho ai được”.
Thực hiện trò chơi đóng vai: mỗi nhóm cử ra 1 bạn đóng vai Bác Hồ, 1 bạn đóng vai bác Hoàng Văn Tí, những bạn khác đóng vai các đồng chí giúp việc. Các nhóm diễn lại đoạn trong SGK, sau đó lên trình bày trước lớp.
Cảnh người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945
Nhiệm vụ 4:
Sau khi xem bức ảnh trên kết hợp với nội dung bài vừa học, em có nhận xét gì về đời sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ?
Một số thông tin tham khảo
Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày
3-9-1945, Chủ tịch HCM đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách để đối phó với tình hình nguy cấp lúc đó :
Một là, phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói. Trong khi chờ đợi hoa màu, sẽ mở một cuộc lạc quyên. 10 ngày đồng bào nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm sẽ đem phát cho người nghèo.
Hai là, mở chiến dịch chống nạn mù chữ.
Ba là, tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
Bốn là, mở rộng phong trào giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ cũ để lại.
Năm là, bãi bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò và nghiêm cấm việc hút thuốc phiện.
Sáu là, tuyên bố quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Sơn
Dung lượng: 5,76MB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)