Bài 12. Thực hành: Thí nghiệm co và giảm co nguyên sinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Viết Xuân | Ngày 10/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Thực hành: Thí nghiệm co và giảm co nguyên sinh thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

THÍ NGHIỆM
CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
1/ Dụng cụ:
Lam kính, lamen
Lưỡi dao cạo
Đũa thuỷ tính
Giấy lọc
Đèn cồn
Kim mũi mác
Kính hiển vi
Ống nhỏ giọt
Kẹp
2/ Hoá chất
Dung dịch muối hay đường 10%
3/ Mẫu vật
Củ hành đỏ hoặc lá thài lài tía
4/ Thao tác tiến hành
Bước 1: Dùng kim hoặc lưỡi dao cạo râu tách một lớp biểu bì mỏng ở mặt dưới (mặt có màu đỏ) của cây thài lài tía hoặc biểu bì mặt trong của cây hành tía.
Bước 2: Để lớp biểu bì lên lam kính đặt lam kính lên kính hiển vi, ở giữa phiến kính nhỏ một giọt nước cất lên trên biểu bì của lá thài lài tía rồi đậy lamen lên trên
Nếu nước quá nhiều thì dùng giấy thấm hút nước thừa 2 bên cạnh lamen, soi dưới kính hiển vi tìm tế bào mang màu và quan sát
Quan sát hiện tượng co nguyên sinh:
Bước 3: Sau khi quan sát tìm tế bào mang màu dùng giấy thấm hút nước ở một bên lamen cho hết nước.
Bước 4: Nhỏ một giọt dung dịch đường hoặc muối vào phía đối diện với giấy thấm để dung dịch tiếp xúc với miếng biểu bì và quan sát hiện tượng co nguyên sinh. (tế bào bị lõm vào)
Quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh:

Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh, nhỏ nước cất vào một biên lamen dùng giấy thấm hút dung dịch ở phía đối diện nhằm thay thế dung dịch bằng môi trường nước cất có nồng độ loãng. Tế bào chứa đầy nước làm trương phồng nguyên sinh trở lại trạng thái ban đầu (Đây là hiện tượng phản co nguyên sinh)
Môi trường ưu trương
Môi trường đẳng trương
Môi trường nhược trương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Viết Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)