Bài 12. Số từ và lượng từ

Chia sẻ bởi Khuat Thi Minh Tuyet | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Số từ và lượng từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÍ THẦY CÔ


TỚI THAM DỰ TIẾT THAO GIẢNG
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 6A3

Giáo viên thực hiện: Khuất Thị Minh Tuyết

1/ Cụm danh từ là gì ? Nêu cấu tạo của cụm danh từ ?
KIỂM TRA BÀI CŨ
a/ Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

VD1:
Các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
b/ Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
“Hai” “chàng”.

“Một trăm”  ván cơm nếp, nẹp bánh chưng.

“Chín”  ngà, cựu, hồng mao.

“Một”  đôi.

b. Hùng Vương  “Sáu”
DT
DT
DT
DT
DT
DT
DT
DT
Nhận xét:
Lần lượt quan sát VD (a, b) nhận xét vị trí các từ in đậm trong cụm từ. chúng bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
Các từ : hai, một trăm, chín, một đứng trước DT và bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng.
Đây là số từ.
Từ sáu đứng sau DT và bổ sung ý nghĩa về mặt thứ tự.
Quan Sát lại VD a, từ đôi trong “một đôi”có phải là số từ không? Vì sao?
Từ đôi không phải là số từ. Vì:
? Tìm những từ có ý nghĩa tương tự như từ đôi ?
- Vạn, tạ, chục, nghìn, tỉ, triệu…
Từ đôi là danh từ chỉ đơn vị.
Từ đôi cũng không phải số từ ghép.
VD: ta nói một con bò
Chứ không thể nói đôi con bò

- Vị trí của số từ thường đứng trước danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt số lượng.
* Chú ý: - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
*GHI NHỚ: ( SGK -128 )
- Số từ đóng vai trò quan trọng trong xác định danh từ.
VD: Cho số từ kết hợp với danh từ, tính từ và động từ.
- Một cái bàn
- Một xinh
- Một Chạy
Có thể kết hợp
Không thể kết hợp
Một, hai, ba, năm (cánh) : Là số từ chỉ số lượng.

Bài tập nhanh: (BT 1- SGK 129):
Tìm và xác định ý nghĩa của số từ trong bài thơ sau:
KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
Một canh… Hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Số từ: Một, hai, ba, bốn, năm
Bốn, (canh) năm : Là số từ chỉ thứ tự.
VD2:
Nghĩa của các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì giống và khác số từ ?
+ Các hoàng tử
+ Những kẻ thua trận
+ Cả mấy vạn tướng lĩnh
Nhận xét:
- Khác: Các từ các, những, cả mấy không chỉ số lượng cụ thể, mà chỉ lượng không chính xác, ít hay nhiều của sự vật.
*So sánh các từ in đậm với số từ:

- Giống: Cùng đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Thế nào là lượng từ?
Các từ các, những, cả mấy là lượng từ
* Sắp xếp các lượng từ vào mô hình cụm danh từ
Phụ trước Trung tâm Phụ sau
? Dựa vào mô hình cho biết lượng từ được chia làm mấy loại? Là những loại nào?
* Lượng từ được chia làm 2 loại:
Lượng từ chỉ tổng thể: cả, tất cả, tất thảy, toàn bộ...
Lượng từ chỉ tập hợp, phân phối: các, những, mỗi, mọi, từng...
* GHI NHỚ : SGK- 129
BÀI TẬP 2: Các từ in đậm trong câu thơ sau được dùng với nghĩa
như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
III/ LUYỆN TẬP
Chỉ số lượng, với ý nghĩa nhiều, rất nhiều
BÀI TẬP 3: Qua hai ví dụ sau, e thấy ý nghĩa của các từ từng, mỗi có gì khác nhau?

a/ Thầy dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi…

b/ Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
- Khác nhau:
+ Từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác
+ Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh,tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt

-Giống nhau: Tách ra từng sự vật, từng cá thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuat Thi Minh Tuyet
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)