Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Chia sẻ bởi Trần Vân Khánh | Ngày 09/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Phần hai:
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930
Tiết 16 Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 (T1)
I. Những chuyển biến mới về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
Sau khi học xong bài này các em trả lời các câu hỏi nhận thức sau đây:
1. Những chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp với VN?

2. Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, xã hội VN có sự chuyển biến như thế nào?
I. Những chuyển biến mới về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

? Đặc điểm thế giới và nước Pháp sau CTTG lần thứ nhất?
a) Hoàn cảnh quốc tế và nước Pháp:
- Sau CTTG I các nước thắng trận phân chia thế giới theo Hệ thống Vecxai – Oasinhton.
- Các nước tư bản bị tàn phá nặng nề ( trừ nước Mĩ). Nước Pháp bị CT tàn phá hết sức nặng nề (1,4 triệu người chết và gần 200 tỉ F)
- CM tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô Viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.
 Tác động mạnh đến VN
b). Nguyên nhân, mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp
Vì sao thực dân Pháp tiến hành đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa tại VN?
b). Nguyên nhân, mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp
- Nhằm tăng lợi nhuận, bù đắp sự thiệt hại do chiến tranh gây ra.
- Đầu tư với tốc độ nhanh mạnh tập trung chủ yếu vào hai nghành cao su và khai thác mỏ than.
c) Nội dung khai thác
? Để thực hiện công cuộc khai thác TĐ thực dân Pháp đã tiến hành ntn?









c) Nội dung khai thác:
* NN: được đầu tư nhiều nhất chủ yếu là phát triển đồn điền cao su, lúa. Nhiều công ti cao su được thành lập. (Công ti Misolanh, Phú Riềng…)
* CN : coi trọng khai thác mỏ đặc biệt là than, ngoài ra còn phát triển một số ngành CN nhẹ như dệt, muối, xay sát..
* TN: Pháp nắm độc quyền nội, ngoại thương.
* Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền kinh tế, tăng các loại thuế
* GTVT: phát triển nhằm phục vụ cho Pháp


d) Hệ quả:

 Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp tác động sâu sắc đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
2) Chính sách chính tri,̣ văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp
? Cùng với công cuộc khai thác về kinh tế thực dân Pháp còn thực hiện những chính sách cai trị như thế nào về chính trị, văn hóa, giáo dục?

2) Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của TD Pháp
* Chính trị:
- Pháp trực tiếp cai trị: chia VN thành 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau
- Tăng cường bộ máy cai trị để đàn áp nhân dân (xây dựng trại lính, tòa án…).
- Lợi dụng triệt để bộ máy quan hào địa chủ
- Lập một số cơ quan nhằm lôi kéo tư sản và địa chủ (Viện Dân biểu Bắc kì, Hội đồng quản hạt Nam kì…)
* Văn hóa- giáo dục:
- Chúng thực hiện chính sách văn hóa – giáo dục nô dịch:
+ Mở rộng hệ thống giáo dục Việt – Pháp
+ Sách báo được xuất bản công khai nhằm phục vụ cho công cuộc “khai hóa văn minh” của Pháp
 Văn hóa truyền thống và văn hóa ngoại lai tồn tại đấu tranh với nhau.
“Sự tồn tại của hai nền văn hóa truyền thống và ngoại lai”
Hệ quả của sự “khai hóa văn minh” của người Pháp cho nhân dân VN
3) Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở xã hội Việt Nam
a) Chuyển biến về kinh tế:
- Nền kinh tế của nước ta có bước phát triển mới với những yếu tố kinh tế TBCN nhưng mang tính chất cục bộ, cơ cấu kinh tế mất cân đối và phụ thuộc chẽ vào KT Pháp
 thị trường độc chiếm của Pháp.
b) Chuyển biến về xã hội:
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm và thái độ chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân ?
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm và thái độ chính trị của giai cấp tư sản và tiểu tư sản?
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm và thái độ chính trị của giai cấp công nhân ?
Nhóm 4: Qua sự phân hóa xã hội trên hãy tìm những mâu thuẫn cơ bản và nhiệm vụ cách mạng của VN.

b) Chuyển biến về xã hội:
- GC Địa chủ PK:
+ Tiếp tục bị phân hóa, bóc lột ND bằng tô thuế và câu kết chặt chẽ với ĐQ  đối tượng của CM;
+ Một bộ phận nhỏ tiểu trung địa chủ chống Pháp.
- GC Nông dân:
+ Chiếm 90% dân số, bị ĐC và ĐQ tước đoạt ruộng đất, bóc lột, bị bần cùng hóa
 là lực lượng cách mạng đông đảo.
- GC Tiểu tư sản:
+ Phát triển nhanh về số lượng có tinh thần dân tộc chống P và tay sai;
+TTS tri thức nhạy cảm với thời cuộc nên hăng hái tham gia đấu trnh vì độc lập tự do
* GC Tư sản: Bị tư bản Pháp chèn ép nên phân hóa thành hai
- TS mại bản: có quyền lợi gắn liền với ĐQ nên câu kết chặt chẽ với chúng -> đối tượng CM
- TSDT: kinh doanh độc lập nên tham gia đấu tranh chống P nhưng dễ thỏa hiệp (CN cải lương)
GCCN:
- Pt nhanh về số lượng và chất lượng.
- Ngoài những đặc điểm của GCCN quốc tế, CNVN bị 3 tầng áp bức bóc lột, gắn bó mật thiết với ND, có TT yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng CMVS
 động lực của PTDTDC theo xu hướng CMVS.
? Em có nhận xét gì về tình hình xã hội của VN sau CTTG lần thứ nhất?
 XHVN tồn tại nhiều mâu thuẫn. 2 mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn toàn bộ dân tộc VN với TD Pháp; ĐC và ND

 Hai nhiệm vụ cơ bản của CMVN là: Đánh đuổi TD Pháp và tay sai; giành RĐ về tay ND.
Củng cố: Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN?
Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Bù đắp những thiệt bại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
Để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở VN
Tất cả đều đúng

B
Câu 2: Pháp thi hành chính sách “chia để trị” chia nước ta thành 3 kì với 3 chế độ chính trị khác nhau. Đó là:

Nam kì: Thuộc Pháp; Trung kì: Nửa bảo hộ; Bắc kì: bảo hộ
Nam kì: Bảo hộ; Trung kì:Thuộc Pháp; Bắc kì: nửa bảo hộ
Nam kì: nửa bảo hộ; Trung kì: bảo hộ; Bắc kì: thuộc pháp
Tất cả các ý trên đều sai.

A
Bán đồ gốm

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vân Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)