Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Chia sẻ bởi Đặng Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:






II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925





1. Hoạt động của Phan bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài




Hoạt động của Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu 1867-1940
Trước chiến tranh: xu hướng bạo động, theo khuynh hướng Dân chủ tư sản, “là ngôi sao sáng trên bầu trời c/m Việt Nam”.
Sau chiến tranh: nghiên cứu, tìm hiểu cách mạng tháng Mười.
-> là người yêu nước chân thành, thực sự cầu thị, sẵn sàng thay đổi phương châm đường hướng miễn là đạt được mục đích cuối cùng.
6-1925 bị bắt tại Trung Quốc, bị kết án và đưa về an trí ở Huế.
Phan Châu Trinh 1872-1926
Xu hướng cải cách: chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh.
1911, sang Pháp h/đ c/m.
6-1925, PCT về nước tiếp tục h/đ... Và mất 14-3-1926.
-> là tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân, có tư tưởng dân chủ sớm, có đóng góp lớn trong cuộc vận động cứu nước -> ồng xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ.
Tại Pháp: 1922 viết “ Thất điều thư” - kể 7 tội đáng chém của vua Khải Định:
Tôn bậy quyền vua
Thưởng phạt không đúng
Thích quỳ lạy
Ăn tiêu xa xỉ
Ăn mặc lố lăng
Ăn chơi vô độ
Đi Pháp với mục đích không minh bạch
Tại Trung Quốc
Nhóm thanh niên Việt Nam thành lập tổ chức “Tâm Tâm xã”-1923 - Quảng Châu.
Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái – 19/6/1924.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
a. Tư sản
- Tẩy chay tư sản Hoa kiều-1919, chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn-1923, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam kì của TB Pháp.
Lập Đảng Lập hiến -1923, đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.






-> H/đ của tư sản chỉ mang tích chất cải lương, phục vụ quyền lợi của g/c, dễ thỏa hiệp -> không được sự ủng hộ của quần chúng -> bị phong trào quần chúng vượt qua.
b. Tiểu tư sản
* Thành lập các tổ chức: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên...
* Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ:
Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê... tiếng Pháp.
Hữu Thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Tực nghiệp dân báo... tiếng Việt.
* Nhà xuất bản tiến bộ: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã. Quan hải tùng thư...
* Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu-1925, để tang Phan Châu Trinh -1926.







Nhận xét: Phong trào mang tính chất dân tộc dân chủ rõ nét, thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, góp phần truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào Việt Nam.
c. Công nhân
Nổ ra lẻ tẻ, tự phát: nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, khu mỏ...
Thành lập Công hội do Tôn Đức Thắng lãnh đạo.
8-1925 công nhân xưởng Ba Son bãi công-> đánh dấu bước chuyển của ptr từ tự phát sang tự giác.







Nhận xét:
- Mục tiêu đòi quyền lợi kinh tế, nổ ra lẻ tẻ, số lượng ít, không sôi nổi, chưa có tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối rõ rệt -> mang tính tự phát.
- Bãi công Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và có lãnh đạo: mục tiêu kinh tế + chính trị, đoàn kết g/c, đoàn kết quốc tế.
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Bản yêu sách - gồm 8 điểm
Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Cải cách nền pháp lí Đông Dương...
Tự do báo chí va tự do ngôn luận.
Tự do lập hội và hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
Tự do học tập...
Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra...
Cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng XH Pháp.
18-6-1919, gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
7-1920, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin.
25-12-1920, dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp- Tua. Gia nhập Quốc tế cộng sản.
1921, Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
1922, Báo “Người cùng khổ”.
Viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp -1925.
6-1923, dự Hội nghị quốc tế nông dân
1924, dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản.
11-11-1924, về Quảng Châu – Trung Quốc.
Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc:
Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
Kiến thức cần nắm vững
Hoạt động của PBC, PCT và những người VN ở nước ngoài.
Phong trào đấu tranh của TS, TTS, CN...
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.



Bài tập về nhà



Lập niên biểu những h/đ của NAQ 1919-1925 theo những nội dung sau; thời gian, nội dung, hoạt động, ý nghĩa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)