Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Chia sẻ bởi Trương Thị Quỳnh Ngọc | Ngày 08/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tổ 2
Nguyễn Thanh Tâm
Phan Thị Hà Trang
Hoàng Quỳnh Anh
Lê Hữu Khánh
Ngô Bảo An
Lê Thúy Hằng
Trần Sỹ Đô
Nguyễn Anh Tài
Nguyễn Hoàng Anh
Nguyễn Hạnh Duyên

Chủ đề: Phong trào yêu nước, Phong trào dân tộc dân chủ tư sản- tiểu tư sản Việt Nam



Từ 1919 đến 1925
1. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới

-Do ảnh hưởng của Cách Mạng tháng 10 Nga, phong trào dân tộc ở các nước Phương Đông và phong trào công nhân ở Phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Trong bối cảnh làn sóng cách mạng đang dâng cao trên toàn thế giới, những lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản đã hợp lại và thành lập tổ chức riêng, đứng trên lập trường của chủ nghĩa quốc tế vô sản- Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản 3/1919)
- Sau đó, các Đảng Cộng Sản thành lập: Pháp (1920), Trung Quốc (1921)
Tạo điều kiện thuận lời cho chủ nghĩa Mac-Lênin truyền bá vào Việt Nam
2. Phong Trào dân tộc dân chủ công khai (1919-1925)
Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi.
*Giai Cấp Tư sản Dân tộc
- Hình thức đấu tranh
+ Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ của Tư bản Pháp.
+ Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi; lập Đảng hiến để đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng và gây áp lực cho Pháp.
Mục tiêu:
+ Giành vị trí khá hơn về kinh tế.
+ Đòi các quyền tự do dân chủ
- Nguyên nhân: Do họ bị tư bản nước ngoài cạnh tranh chèn ép và Nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh, giai cấp TS dân tộc muốn vươn lên giành vị trí khá thuận lợi trong nền kinh tế Việt Nam.
*Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức:học sinh sinh viên, giáo viên, nhà văn, nhà báo
Hình thức đấu tranh:
Tập hợp trong tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,....
Xuất bản những tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ,...
Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ
Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc lanh tại Quảng Châu(6/1924), tổ chức Tâm tâm xã, mặc dù không thành công nhưng đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước, cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên mở màn thời đại đấu tranh mới của dân tộc.

Cụ Phan Bội Châu(1867-1940)
Cụ Phan Châu Trinh(1872-1926)
- Đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925)
- Để tang Phan Châu Trinh (3/1926)


Mục Tiêu
Chống cường quyền áp bức
Đòi quyền tự do dân chủ
Mang tính chất Phong trào dân chủ yêu nước


-Tích cực: Thể hiện ý thức vươn lên trong kinh doanh, có ý thức dân tộc, dân chủ.
- Tiêu cực: Dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng bộ
Nhận xét
Tư Sản
Tiểu Tư sản
-Tích cực: + Hoạt động phong phú, quy mô rộng
+ Phong trào vượt ra khỏi phạm vi giai cấp, lôi cuốn nhiều lực lượng tham gia
-Hạn chế: + Thiếu tính kiên định
+ Đấu tranh mang tâm lý xốc nổi, tự phát
+ Thiếu người lãnh đạo, thiếu sự thống nhất về tổ chức đường lối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Quỳnh Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)