Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Chia sẻ bởi Trương Thị Quỳnh Ngọc | Ngày 08/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:



PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

Tổ 3-PĐP

1. Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN GIAI ĐỌAN 1919-1925
- Ra đời ngay trong công cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và phát triển mạnh cả về số lượng, chất

lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (từ 10 vạn trước chiến tranh tăng 22 vạn năm 1929) phần lớn

tập trung trong các trung tâm kinh tế của Pháp

- Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ

nhất xã hội, điều kiện lao động và sinh hoạt tập trung, tính kỷ luật cao...) giai cấp công nhân Việt Nam

có đặc điểm riêng:

- Bị 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt

- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

- Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc

- Vừa mới ra đời đã tiếp thu ngay ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới và

chủ nghĩa Mác – Lênin

- Do đời sống vật chất tinh thần của giai cấp công nhân thế giới hết sức thấp kém và khổ cực.

Hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mình giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính

trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước để trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo

cách mạng nước ta.

* Nguyên nhân phong trào công nhân có bước phát triển :

- Sự ra đời của công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo.

- Bị áp bức bóc lột nặng nề.

- Do sự cổ vũ của công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương

Cảng,...
2.Khái quát về phong trào công dân Việt Nam giai đoạn 1919-1925
- Phong trào công nhân thời kỳ này chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của công nhân và

thuỷ thủ Trung Quốc và Pháp. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga các

các cuộc đấu tranh dân chủ

- Có 25 cuộc đấu tranh riêng rẽ và quy mô tương đối lớn nhưng mục tiêu đấu tranh còn nặng về

kinh tế chưa có sự phối hợp giữa nhiều nơi, mới chỉ có một trong các lực lượng tham gia phong trào dân

tộc, dân chủ còn tính chất tự phát.

I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ NĂM 1919-1925


a.Các cuộc đấu tranh:
+ Ở Bắc Kì, bãi công nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...

+ Ở Nam Kì, mổi bật là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) ngăn cản chiến hạm

Misơlê của Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ

thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân , tư tưởng cách mạng

tháng Mười đã thâm nhập vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động có ý thức.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam dần đi vào tổ chức. Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn

thành lập công hội (bí mật) do đồng chí Tôn Đức Thắng đứng đầu thu hút khá đông hội viên tham gia.

Cũng trong thời gian này, có một số lớn công nhân và thuỷ thủ Việt Nam gia nhập các tổ chức nghiệp

đoàn và công hội ở Pháp, ở Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc),....

- Đây là giai đoạn chuẩn bị sang “tự giác” của công nhân nước ta, phát triển nhanh về số lượng,

trưởng thành về chất lượng

Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)
1.Sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Giai cấp công nhân ngày càng phát tiển ,đến năm 1929 có trên 22 vạn người bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với công nhân có truyền thống yêu nước chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạn vô sản trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến
Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát, nhưng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
Ngay từ năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí một) do Tôn Đức Thắng đứng đầu 1
Tin tức về các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp cũng như của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc tại các cảng lớn : Hương càng, Áo Môn, Thượng Hải (1921) truyền về đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh.


Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi được nghỉ làm việc ngày chủ nhật có trả lương. Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương... Quan trọng hơn là cuôc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (sửa chữa và đóng tàu cho hải quân Pháp).
Người thợ máy từng tham gia vụ binh biến nam 1918 trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen để phản đối đế quốc Pháp can thiệp vào nước Nga Xô viết.
Ở cảng Sài Gòn với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc (8 - 1925).
Cuộc bãi công của thợ máy Ba Sơn thắng lợi, đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

*Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam
-Ngày càng nhiều hơn nhưng vẩn lẻ tẻ,tự phát ở Sài Gòn-Chơ Lớn thành lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
-Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng SG không chịu sữa chữa chiến hạm Mi-sơ-lê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc(8/1925)
-cuộc bãi công của thợ máy Ba Son đòi tăng lương 20%
Nhà máy Ba Sơn
2. Phong trào công nhân những năm 1919 -1925
Hình ảnh chủ tịch Tôn Đức Thắng







CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Quỳnh Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)