Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Thúy Si Phạm | Ngày 10/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Cho 2 loại phân đạm sau: Amoni nitrat NH4NO3 và Ure (NH2)2CO.
Tính và so sánh tỉ lệ % N về khối lượng.
Cho biết vùng đất sử dụng thích hợp cho từng loại phân?.
NH4NO3 - 2N
80g 28g
%N = (28x100)/80 = 35%
(NH2)CO - 2N
60g 28g
%N = (28x100)/60 = 46%
- Phân Ure có tỉ lệ % N cao hơn phân Amoni nitrat .
- Amoni nitrat do có khả năng làm cho đất chua thêm nên chỉ thích hợp cho loại đất ít chua hoặc đã khử chua từ trước - Ure thích hợp với nhiều loại đất trồng do không làm thay đổi độ axít, bazơ của đất.
TRẢ LỜI :
Câu 2:Hãy chọn câu đúng nhất
Các loại phân bón hóa học đều có đặc điểm giống nhau là:
a) Những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng .
b) Những hóa chất có chứa nguyên tố Nitơ và một số nguyên tố khác .
c) Những hóa chất có chứa nguyên tố Photpho và một số nguyên tố khác .
d) Những hóa chất có chứa nguyên tố Kali và một số nguyên tố khác .
a) Những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng .
II- PHÂN LÂN:
- Phân lân cung cấp photpho hóa hợp cho cây dưới dạng ion photphat (PO43-).
- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật.
- Làm cho cây trồng cứng cáp, cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
* Phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % P2O5 về khối lượng.
VD1: Tính tỉ lệ % P2O5 trong Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2 - P2O5
234g 142g
%P2O5 = 142x100/234 = 60%
VD2: Tính tỉ lệ % P2O5 trong Ca3(PO4)2
Ca3(PO4)2 - P2O5
310g 142g
%P2O5 = 142x100/310 = 46%
QUẶNG APATIT
* Nguyên liệu để điều chế phân lân là quặng Apatit và photphoric có thành phần chính là Ca3(PO4)2
1/ Phân Lân Tự Nhiên: Ca3(PO4)2
- Điều chế trực tiếp từ quặng photphat nên giá rẻ.
Vì Ca3(PO4)2 không tan trong nước nhưng tan được trong một số axít hữu cơ có sẵn trong đất hoặc được tiết ra từ rễ một số loại cây.
- Sử dụng: Bột quặng photphat chỉ dùng được ở những vùng đất chua hoặc với một số loại cây nhất định.
Điều chế phân lân nung chảy: Trộn bột quặng photphat với loại đá có Magiê ( Ví dụ Dolomit: CaCO3.MgCO3) đã đập nhỏ rồi nung ở nhiệt độ cao, trên 1000oC. Sau đó làm nguội nhanh và tán thành bột.
Phân lân nung chảy có dạng tinh thể nhỏ màu xanh, hơi vàng, trông như thủy tinh nên còn gọi là phân lân thủy tinh.
- Sử dụng: Bột quặng photphat chỉ dùng được ở những vùng đất chua hoặc với một số loại cây nhất định.
1/ Phân Lân Tự Nhiên: Ca3(PO4)2
Điều chế phân lân nung chảy: Trộn bột quặng photphat với loại đá có Magiê ( Ví dụ Dolomit: CaCO3.MgCO3) đã đập nhỏ rồi nung ở nhiệt độ cao, trên 1000oC. Sau đó làm nguội nhanh và tán thành bột.
Phân lân nung chảy có dạng tinh thể nhỏ màu xanh, hơi vàng, trông như thủy tinh nên còn gọi là phân lân thủy tinh.
2/ Supe photphat:(supe lân)
- Dạng bột màu xám trắng hoặc xẫm.
- Thành phần chính: Ca(H2PO4)2.
Gồm 2 loại supe lân đơn và supe lân kép.
a) Supe photphat đơn: (supe lân đơn)
- Điều chế:Trộn bột quặng photphat với axit Sunfuric đặc.
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đăc) = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
+ Muối canxisunfat kết tinh thành muối ngậm nước: CaSO4.2H2O (thạch cao).
? Supe photphat đơn là hỗn hợp của canxi đihiđrophotphat và thạch cao.
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đăc) = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
? Supe photphat đơn là hỗn hợp của canxi đihiđrophotphat và thạch cao.
b) Supe photphat kép:(supe lân kép)
- Điều chế: Trộn bột quặng photphat với axit photphoric.
- Ptpứ: Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3Ca(H2PO4)2
? Chuyên chở đỡ tốn kém hơn.
- Tỉ lệ P2O5 trong supe photphat kép nhiều hơn trong supe photphat đơn.
- Ptpứ: Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3Ca(H2PO4)2
- Tỉ lệ P2O5 trong supe photphat kép nhiều hơn trong supe photphat đơn.
3/ Amophot:
- Điều chế: Cho amoniac tác dụng với axit photphoric sẽ thu được hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 gọi là amophot.
- Amophot là loại phân bón phức hợp có cả nguyên tố nitơ và nguyên tố photpho.
- Điều chế: Cho amoniac tác dụng với axit photphoric sẽ thu được hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 gọi là amophot.
III- PHÂN KALI:
- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.
- Phân kali giúp cây hấp thụ được nhiều đạm hơn cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ, chất dầu.
- Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
* Phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O về khối lượng.
VD1: Tính tỉ lệ % K2O trong KCl.
2KCl - K2O
2x74.5g 94g
%K2O = 94x100/149 = 63%
VD2: Tính tỉ lệ % K2O trong K2CO3
K2CO3 - K2O
138g 94g
%K2O = 94x100/138 = 68%
+ Tính chất: Tinh thể nhỏ, vị rất mặn, dễ tan.
+ Điều chế từ quặng Sinvinit, Cacnalit
- KCl là loại phân kali được dùng nhiều nhất.
QUẶNG SINVINIT
* Các loại phân kali: Kali Clorua KCl, Kali sunfat K2SO4,
Kali Cacbonat (bồ tạt) K2CO3.
- Sinvinit là hỗn hợp chủ yếu gồm KCl và NaCl. Để tách riêng KCl và NaCl người ta dựa vào độ tan của chúng thay đổi khác nhau khi nhiệt độ tăng.
(1) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đăc) = 2H3PO4 + 3CaSO4
(2) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3Ca(H2PO4)2
(3) Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đăc) = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
(4) 2H3PO4 + 3NH3 = NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4
(2) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3Ca(H2PO4)2
(3) Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đăc) = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
(4) 2H3PO4 + 3NH3 = NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4
- Dùng điều chế supephotphat kép.
- Dùng điều chế supephotphat đơn.
Dùng điều chế Amophot.
Những phản ứng nào được dùng để điều chế phân bón hóa học:
Cho biết đây là loại phân gì?
Câu 1:
1/ Nguyên liệu để điều chế phân này là quặng Photphat.
2/ Thành phần chính của phân này là: Ca(H2PO4)2..
3/ Tỉ lệ % P2O5 giảm do có chứa thạch cao.
Câu 2:
1/ Phân này giúp nâng cao chất lượng nông phẩm.
2/ Nó chỉ dùng được ở những vùng đất chua hoặc một số loại cây nhất định..
3/ Thành phần chính của phân này là: Ca3(PO4)2..
Supe photphat đơn
Phân lân tự nhiên
Câu 3:
1/ Phân này rất dễ tan.
2/ Tỉ lệ % Kali oxit tương ứng là 63%..
3/ Điều chế từ quặng Sinvinit.
Phân kali clorua
Câu 4:
1/ Sử dụng các loại phân bón dạng này là xu hướng chung của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến.
2/ Là loại phân bón phức hợp chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng.
3/ Điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với axit photphoric.
Phân Amophot
Câu 5:
1/ Cây cần phân này khi mới lớn lên và khi ra quả.
2/ Dạng bột màu xám trắng hoặc xẫm.
3/ Điều chế bằng cách trộn bột quặng photphat với axit photphoric.
Phân Supephotphat kép
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thúy Si Phạm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)