Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Lê Văn Tho | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

IV- MỘT SỐ PHÂN BÓN KHÁC
1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
2. Phân vi lượng


Biết phân hỗn hợp và phân phức
hợp
 Biết được phân vi lượng




Bạn đã biết gì về phân hỗn hợp và phân phức hợp.

1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Phân hỗn hợp và phân phức hợp là loại phân bón chứa
đồng thời hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng cơ bản
Phân hỗn hợp
Đố bạn đây thuộc loại phân bón nào
Phân hỗn hợp: là loại phân chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK. Loại phân này là sản phẩm khi trỗn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau tuỳ vào loại đất và cây trồng.
VD:
Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4
và KNO3
Phân amsuka : có tỷ lệ NPK là 1: 0,4:0,8,được tạo bằng cách trộn amôn với supe lân đã trung hòa vào muối KCl.
Một số loại phân hỗn hợp
Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất
VD:
Amotpho là hỗn hợp muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được sau khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric
Một số phân phức hợp
2. Phân vi lượng.
Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), molipden (Mo),… ở dạng hợp chất
Đặc điểm:
Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…
Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ và chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây và gây ô nhiễm môi trường.

Một số phân vi lượng
Trước khi sử dụng phân bón
Sau khi sử dụng phân bón
Chức năng của một số nguyên tố vi lượng
Sắt làm cây có màu xanh, giúp cho quá trình tổng hợp protein, quang hợp và tham gia vào quá trình trao đổi chất. Sắt thường được phun lên lá dưới dạng chelat như Fe - EDTA (9% Fe) hay Pe - EDDHA (6% Fe).
Mangan góp phần tạo nên enzym, tham gia vào quá trình quang hợp và trao đổi chất. Hiện tượng thiếu mangan chủ yếu xảy ra ở đất hơi chua hoặc trung tính. MnSO4 (24 - 32% Mn) và Mn - EDTA (13% Mn) đều tan trong nước và có tác dụng nhanh nên có thể bón trực tiếp vào đất hay phun lên lá.
Kẽm làm tăng tốc độ trao đổi chất của cây. Thiếu kẽm, các chức năng tế bào của cây bị suy yếu. Kẽm thường được bón cho cây bằng cách phun lên lá dung dịch ZnSO4 (23% Zn) hay dùng Zn - EDTA bón trực tiếp cho đất.
Lượng đồng thiếu hụt có thể được bổ sung dễ dàng trong một thời gian dài bằng cách bón đồng sunfat hay đồng oxit. Chelat hay đồng sunfat trung tính (25% đồng) rất phù hợp cho việc bón lá.
Bo cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cây và quá trình phân chia tế bào. Khi cây có nhu cầu nên bón borax cho cây (11-22%B) nhưng với liều lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hấp thụ của cây.
Molypđen cũng góp phần tạo nên enzym rất cần thiết cho vi khuẩn cố định đạm nhưng được dùng với khối lượng nhỏ. Đối với dung dịch natri molypdat và amoni molypdat (40-50% Mo) cần khoảng 0,5-1kg Mo/ha và ít hơn 100g Mo/ha khi dùng bón cho lá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tho
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)