Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoài Giang | Ngày 10/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

PHÂN HỖN HỢP, PHÂN PHỨC TẠP VÀ PHÂN VI LƯỢNG
Trình bày và tìm hiểu : Tổ 4
I:Phân hỗn hợp
Phân hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng Ni tơ, photpho,kali … các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm, mangan,...) nhưng ở hàm lượng không cao gọi chung là phân NPK
II:Phân phức hợp
Là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất hay là phân trong đó chứa từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.


III:Phân vi lượng
Phân bón gồm phân Axit boric, phân borat natri, phân magie
Phân đồng
Phân mangan:đồng sunfat mangan,clo mangan,pecmanganet kali
Phân sắt
Phân kẽm : gồm sunfat kẽm, clo kẽm
Phân coban
Phân Molipden:gồm molipdat natri, molipdat amon
IV: Ích lợi của phân phức-hỗn hợp và vi lượng
a) Phân phức –hỗn hợp :
Quá trình sinh trưởng, phát triển,cây trồng phải cần các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), nguyên tố dinh dưỡng trọng lượng (Ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Ca, Zn, Co, B, Mo…). Thậm chí còn cần cả Si và các nguyên tố hiếm. Dùng phân phức hỗn hợp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây trồng để cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.


IV: Ích lợi của phân phức-hỗn hợp và vi lượng
a) Phân phức –hỗn hợp :
Đất trồng rất đa dạng. Mỗi mảnh đất mỗi khác, chúng có những đặc tính lý, hóa tính khác nhau. Vì vậy dùng phân phức hỗn hợp để điều hòa “Dung địch dinh dưỡng đất”.
IV: Ích lợi của phân phức-hỗn hợp và vi lượng
a) Phân phức –hỗn hợp :
- Điều hòa nhu cầu dinh dưỡng theo sinh lý cây  trồng
 Giảm bớt được sự rửa trôi, bốc hơi
 Thuận lợi cho việc cất giữ (kho tàng), vận chuyển và bón phân
IV: Ích lợi của phân phức-hỗn hợp và vi lượng
b) Phân vi lượng
giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể(Trong môi trường thâm canh cao) ngăn ngừa và hạn chế các hiện tượng như: Vàng lá, bạc lá, xuắn lá, chết nhánh-cành-ngọn, rụng hoa, rụng trái non, si cây(còi cọc), cây bị stress hay bi ngộ độc.
IV: Ích lợi của phân phức-hỗn hợp và vi lượng
b) Phân vi lượng
Cân bằng ION trong đất, cải tạo đất, giải độc đất bị yếm khí, nhiễm phèn, chai cứng, vi sinh vật hữu ích kém phát triển
V:Tác hại của phân phức_hỗn hợp và vi lượng
- Quá trình sản xuất, chế biến phân bón tạo ra các chất thải (dạng khí, lỏng, rắn). Các chất biến này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
V:Tác hại của phân phức_hỗn hợp và vi lượng
Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất trong đất, nước, không khí hoặc do quá trình chuyển hoá, di chuyển phân bón trong đất dẫn tới tinh trạng một số chất như kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật có hại vv....được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm.
V:Tác hại của phân phức_hỗn hợp và vi lượng
Tồn dư chất độc hại trong nông sản: Một số thành phần có hại trong phân bón hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong phân bón được tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chúc các bạn học tốt
Tổ 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoài Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)