Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Lê Phương Hoa | Ngày 10/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

Phân bón hóa học
Nhóm 2 - TK24
III - Phân Kali
1) Tìm hiểu chung về phân Kali.
VD: KCl, K2SO4, tro thực vật (K2CO3)
Thành phần hóa học: Chủ yếu là K.
Dạng cây hấp thụ: ion K+
Độ dinh dưỡng đánh giá bằng lượng % K2O

1
K2SO4
Vai trò: + Giúp cây hấp thụ nhiều đạm ` hơn.
+ Cần cho việc tạo đường, chất bột, chất xơ và chất dầu.
+ Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
+ Tăng năng suất cây trồng.
2) Một số loại phân Kali thường gặp:
a) Phân Kali Clorua (MOP):
* Chiếm tới 93% tổng lượng phân Kali
* Thành phần dinh dưỡng chính:
-K2O : 50-60%
-Màu sắc : Đỏ hồng hoặc trắng.
* Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc
* Vai trò: Giúp cây cứng cáp, tăng chất lượng nông sản.





* Cách sử dụng và bảo quản hợp lý:
- Bón trước khi ra hoa.
- Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không bón vào đất mặn, cây không ưa clo.
b) Phân Kali sunfat (SOP)
* Thành phần dinh dưỡng:
- K nguyên chất: 45-50%, S: 18%.
* Tính chất vật lý:
- Dạng tinh thể nhỏ, trắng, mịn
- Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, ít vón cục.
* Cách sử dụng hợp lý:
- Hiệu quả cao khi dùng cho cải, thuốc lá, chè, cà phê.
- Không nên sử dụng trong thời gian dài vì tăng độ chua của đất.
c) Ngoài ra còn có Kali-Magie Sunfat
* Thành phần dinh dưỡng:
- K2O: 20-30%, MgO: 5-7%,
S: 16-20%.
* Tính chất vật lý:
- Dạng bột mịn, màu xám.
* Cách sử dụng hợp lý:
- Sử dụng hạn chế trên các loại đất mặn.

d) Biểu hiện khi thiếu K:
- Cây phát triển chậm, còi cọc.
- Biểu hiện xuất hiện từ mép lá vào trong, úa vàng dọc mép, đỉnh lá già bị sém và nâu.
- Thân yếu, cây dễ đổ.
- Hạt, quả bị teo.



IV - Một số loại phân bón khác:
1) Phân hỗn hợp và phân phức hợp:
- Khái niệm: Phân chứa đồng thời hai hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.
a) Phân hỗn hợp:
- Chứa cả ba nguyên tố N, P, K.
- Sản xuất bằng việc trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau.
VD: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3
* Biểu hiện của cây khi thiếu N, P, K.
b) Phân phức hợp:
- Khái niệm: Hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.
VD: amophot.
- Tính chất vật lý: Không bị vón cục. dễ cơ giới hóa
- Dùng được nhiều loại cây.
2) Phân vi lượng:
- Cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo,...ở dạng hợp chất.
- Vai trò: + Tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất.
+ Tăng hiệu ứng quang hợp.
- Cách dùng hợp lý: + Bón cùng phân khác.
+ Không dùng quá lượng.
"Thanks for watching"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)