Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Hồng Loan | Ngày 10/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
CÁC EM HỌC SINH LỚP 11!
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Dung dịch axit photphoric, ngoài phân tử H3PO4 còn có bao nhiêu ion?

A. 2 B. 3 C. 4 D.Vô số
KIỂM TRA BÀI CŨ
2. Nhận định các điều sau đây:
A. Axit H3PO4 là một axit mạnh.
B. Axit H3PO4 triaxit.
C. Axit H3PO4 là một điaxit.
D. Tất cả đều sai.
KIỂM TRA BÀI CŨ
3. Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 cho đến dư, ta thấy:

A. Không có hiện tượng gì.
B. Xuất hiện kết tủa vàng.
C. Xuất hiện kết tủa trắng.
D. Xuất hiện kết tủa đen.
ĐƯỢC MÙA TO
Sao trông bác nông dân này vui thế?
PHÂN
BÓN
HÓA
HỌC
Tại sao phải dùng phân bón hóa học?
Phân bón hóa học là gì?
Có mấy loại phân bón hóa học? Vai trò và tính chất của mỗi loại ra sao?
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
C
H
O
N P K
Bón phân cho ruộng lúa và ruộng hoa màu
PHÂN LOẠI
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
I. PHÂN ĐẠM

- Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây?
- Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá dựa trên cơ sở nào?
- Có mấy loại phân đạm? Phương pháp sản xuất của mỗi loại?
Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp
cho cây dưới dạng ion nitrat ( NO3- )
và ion amoni ( NH4+ )
* Tác dụng:
- Kích thích quá trình sinh trưởng của cây.
- Làm tăng tỉ lệ protêin thực vật
- Cây phát triển nhanh, cho nhiều củ hoặc quả.
* Độ dinh dưỡng = % N trong phân bón.
Có 3 loại phân đạm chính
Đạm nitrat
Đạm amoni
Đạm ure
1. Phân đạm amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…
- Điều chế: Cho amoniăc tác dụng với axit tương ứng
- Ví dụ: 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4
- Có thể bón đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không?
- Đạm amoni có thích hợp cho vùng đất chua hay không?
Phân đạm amoni sau khi ngậm nước
- Không dùng, vì:

CaO + H2O -> Ca(OH)2

2NH4Cl + Ca(OH)2 -> CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
- Muối amoni tan trong nước tạo môi trường axit

NH4Cl -> NH4+ + Cl-

NH4+ -> NH3 + H+

- Thích hợp bón cho vùng đất ít chua.
2. Phân đạm nitrat: Là các muối nitrat NaNO3, Ca(NO3)2,...
- Điều chế:
Axit HNO3 + muối cacbonat -> muối nitrat
- Ví dụ:
2HNO3 + CaCO3 -> Ca(NO3)2 + H2O + CO2
Lưu ý

- Phân đạm amoni và phân đạm nitrat dễ hút nước và bị chảy rữa.

- Tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ nhưng cũng dễ bị rửa trôi.
3. Phân Ure: Là chất rắn màu trắng (NH2)2CO, tan tốt trong nước.
%N = 2.14 / 60 = 46%
- Điều chế:
CO2 + 2NH3 -> (NH2)2CO + H2O ( ở 200atm)
- Tại sao phân urê lại được sử dụng rộng rãi?
- Tại sao không bón phân urê cho vùng đất có tính kiềm?
Không bón cho vùng đất kiềm vì:

(NH2)2CO + 2H2O -> (NH4)2CO3

(NH4)2CO3 -> 2NH4+ + CO32-

NH4+ + OH- -> NH3 + H2O
Phân urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N cao
Huyện Tân Thành – Vũng Tàu
II. PHÂN LÂN

- Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây?
- Tác dụng của phân lân đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá dựa trên cơ sở nào?
- Có mấy loại phân lân? Phương pháp sản xuất của mỗi loại?
II. Phân lân
- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-
- Tác dụng:
+ Thúc đẩy quá trình sinh hoá ở thời kỳ sinh trưởng của cây.
+ Làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, củ quả to…
Độ dinh dưỡng = % P2O5 tương ứng với lượng
photpho
Phân lân gồm

1. Supephotphat
2. Phân lân nung chảy
1. Supephotphat
* Supephotphat đơn: chứa 14 - 20% P2O5, hỗn hợp gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
- Điều chế:
Quặng photphorit hoặc apatit + Axit sunfuric đặc
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 -> Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4
Lưu ý:

Cây đồng hoá Ca(H2PO4)2

- Phần CaSO4 không có ích, làm mặn đất, cứng đất
* Supephotphat kép: chứa 40 - 50% P2O5, thành phần là Ca(H2PO4)2
- Điều chế: 2 giai đoạn
+ Điều chế axit photphoric
Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 -> 2 H3PO4 + 3 CaSO4
+ Cho axit photphoric tác dụng với photphorit hoặc quặng apatit
Ca3(PO4)2 + 4 H3PO4 -> 3 Ca(H2PO4)2
Nhà máy hóa chất Lâm Thao – Phú Thọ
Khai thác
Apatit Lào Cai
2. Phân lân nung chảy
- Là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.
- Điều chế:
Nung quặng Apatit ( photphoric) + đá xà vân + than cốc , sấy khô, nghiền bột
Apatit
Than cốc
Đá xà vân
Phân lân nung chảy
Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước vẫn được sử dụng làm phân bón?
Thích hợp bón cho đất chua
III. Phân Kali
- Cung cấp cho cây nguyên tố kali dưới dạng ion K+, thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4.
- Tác dụng:
+ Tăng cường sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn.
+ Giúp cho cây hấp thụ nhiều đạm hơn.
- Độ dinh dưỡng = % K2O tương ứng với lượng kali.
Một số loại phân bón khác

IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Là loại chứa đồng thời hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng.
- Phân hỗn hợp:
Chứa cả 3 nguyên tố N, P, K _ gọi là phân NPK (tỉ lệ N:P:K phụ thuộc vào loại đất và cây).
-Ví dụ : Nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3
- Phân phức hợp:
Được sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất.
- Ví dụ:
NH3 + axit H3PO4 -> Amophot ( hỗn hợp của NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
Phân hỗn hợp
( NH4)2HPO4
NH4H2PO4
V. Phân vi lượng
Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố mà cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng ( Cu )…dưới dạng hợp chất
Mangan Đồng Kẽm
Không dùng phân bón
Dùng phân bón
Bón lót + bón thúc = bội thu.
Mì (sắn) Tây Ninh
Mía Tây Ninh
Giàn khổ qua
Dưa leo
Ghép các loại phân bón ở cột I cho phù hợp với thành phần các chất chủ yếu chứa trong loại phân bón ở cột II
A. Phân Kali

B. Urê

C. Supephotphat đơn

D. Supe photphat kép
1.(NH2)2CO 2. NH4NO3

3.Ca(H2PO4)2 4. KNO3

5. Ca3(PO4)2 6. (NH4)2HPO4

7. Ca(H2PO4)2 , CaSO4.
A. 4
B. 1
C. 7
D. 3
Cho các mẫu phân đạm sau:
Amoni clorua, Amoni sunfat, Natri nitrat.


Hãy dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng?

b. Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết chúng?
a. Nhận biết
b. Nhận biết bằng một hóa chất
( NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + NH3 + H2O
Chân thành cám ơn quý thầy cô
và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Hồng Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)