Bài 12. Phân bón hoá học
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh |
Ngày 10/05/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4
Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Nhóm 4:
Nguyễn Trường Vy
Nguyễn Thanh Duy
Nguyễn Hoàng Minh Nguyệt
Nguyễn Thị Thùy Dương
Vũ Thị Kim Chi
Lê Quốc Đạt
Nguyễn Mai Hằng
Nguyễn Quang Minh
Thi Thị Thu Hồng
Đặt vấn đề:
-Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
-Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Nội dung:
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
II. Cách cải tạo đất.
III. Cách khắc phục.
IV. Kết luận.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
Ô nhiễm đất do phân bón vô cơ:
-Trong phân super lân thường có 5% acid tự nhiên. Riêng lượng acid do H2SO4 nào cũng làm cho môi trường đất bị chua thêm.
-Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50-60% lượng Flo này nằm lại trong đất và làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt đến 10mg/kg đất.
-Flo gây độc hại cho người và gia sức, kìm hãm hoạt động của 1 số enzim, ngăn cản quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
-Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư.
-Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
-Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
2. Ô nhiễm đất do phân bón hữu cơ:
Các phân bón hữu cơ gồm các chất hữu cơ tự nhiên, (ví dụ phân, chất giun đùn, phân ủ, tảo biển), hay các trầm lắng khoáng chất tự nhiên (ví dụ saltpeter, phân chim). Chúng là nguồn dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng phục hồi độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, sử dụng phân hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng xấu về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ đúng quy trình kĩ thuật vì ngoài các vi sinh vật gây bệnh cũng có nhiều hóa chất bị phân giải đang tồn tại dưới dạng độc hại.
Bảng: Số lượng các loài vi trùng và trứng giun.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
Hiện nay ở các vùng nông thôn miền bắc, tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến.
Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hằng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn. Trong khi đó, công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm bảo thu được 1/3, số còn lại được nông dân chuyên chở về bón cho cây trồng, gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm đất. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7 – 12 tấn / hecta.
Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
Ở các vùng nông thôn phía nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi ở một số nơi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Hiện nay, tập quán sử dụng phân bắc tươi theo các hình thức:
50% lượng phân bắc trộn tro bếp để bón lót, 10% lượng phân bắc được pha loãng bằng nước để tưới cho cây trồng (rau, lúa).
40% phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột và ủ khoảng 10 -14 ngày, sau đó bón cho cây trồng.
Cách bón phân tươi này gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí và nước.
II. Cách cải tạo đất.
Trong trường hợp phát hiện đất bị ô nhiễm rồi thì tiến hành các biện pháp sau:
- Sử dụng các chất kiềm như CaCO3, CaO, Ca(OH)2 và các muối photphát kiềm để khử chua đất.
II. Cách cải tạo đất.
- Tiêu nước vùng trũng, điều tiết thông số Eh đất làm cho các yếu tố kim loại sang dạng hợp chất khó tan.
II. Cách cải tạo đất.
- Bón chủ yếu phân hữu cơ vào đất nhằm tăng cường lượng vi sinh vật trong đất, có tác dụng làm tăng độ phì của đất, giúp đất giàu dinh dưỡng trở lại.
II. Cách cải tạo đất.
Luân canh cây trồng để giúp đất tốt hơn.
II. Cách cải tạo đất.
- Đổi đất, lật đất
II. Cách cải tạo đất.
- Xen canh: thay đổi cây trồng trên cùng một chân đất.
II. Cách cải tạo đất.
- Trồng rừng, trồng các cây lâu năm trên đất.
II. Cách cải tạo đất.
- Xử lý ô nhiễm bằng các phương pháp sinh học. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các quy trình sinh học khép kín dựa trên sự phân huỷ của thực vật, vi sinh vật. Các biện pháp này sau khi được áp dụng sẽ trả lại cho đất sự cân bằng vốn có, giúp làm sạch đất, cân bằng ion, các bằng các yếu tố sinh hoá trong đất.
III. Cách khắc phục.
1/ Sử dụng hiệu quả nguồn phân bón:
Bón phân hợp lý.
Cần có hiểu biết về các loại phân bón cho cây trồng.
Không sử dụng các phân vi sinh chưa qua kiểm nghiệm chất lượng và không sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Không tùy tiện trộn nhiều loại phân lại với nhau.
Bón vôi.
III. Cách khắc phục.
2/ Tăng cường sử dụng phân bón thân thiện với môi trường:
Phân hữu cơ:
Phân chuồng ủ hoai mục.
Phân rác qua ủ.
Phân xanh….
Phân vi sinh vật.
III. Cách khắc phục.
3/ Các quy định, chính sách:
Cần sớm xây dựng luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định và quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh vực phân bón.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm.
Hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.
IV. KẾT LUẬN.
Hiểu biết về đất, về vấn đề ô nhiễm đất giúp chúng ta ý thức hơn về vấn đề này. Một khi chúng ta ý thức được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với con người, chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ nó. Và một khi số người nhận thức càng đông thì môi trường nói chung và đất nói riêng sẽ được bảo vệ.
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4
Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Nhóm 4:
Nguyễn Trường Vy
Nguyễn Thanh Duy
Nguyễn Hoàng Minh Nguyệt
Nguyễn Thị Thùy Dương
Vũ Thị Kim Chi
Lê Quốc Đạt
Nguyễn Mai Hằng
Nguyễn Quang Minh
Thi Thị Thu Hồng
Đặt vấn đề:
-Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
-Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Nội dung:
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
II. Cách cải tạo đất.
III. Cách khắc phục.
IV. Kết luận.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
Ô nhiễm đất do phân bón vô cơ:
-Trong phân super lân thường có 5% acid tự nhiên. Riêng lượng acid do H2SO4 nào cũng làm cho môi trường đất bị chua thêm.
-Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50-60% lượng Flo này nằm lại trong đất và làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt đến 10mg/kg đất.
-Flo gây độc hại cho người và gia sức, kìm hãm hoạt động của 1 số enzim, ngăn cản quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
-Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư.
-Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
-Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
2. Ô nhiễm đất do phân bón hữu cơ:
Các phân bón hữu cơ gồm các chất hữu cơ tự nhiên, (ví dụ phân, chất giun đùn, phân ủ, tảo biển), hay các trầm lắng khoáng chất tự nhiên (ví dụ saltpeter, phân chim). Chúng là nguồn dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng phục hồi độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, sử dụng phân hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng xấu về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ đúng quy trình kĩ thuật vì ngoài các vi sinh vật gây bệnh cũng có nhiều hóa chất bị phân giải đang tồn tại dưới dạng độc hại.
Bảng: Số lượng các loài vi trùng và trứng giun.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
Hiện nay ở các vùng nông thôn miền bắc, tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến.
Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hằng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn. Trong khi đó, công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm bảo thu được 1/3, số còn lại được nông dân chuyên chở về bón cho cây trồng, gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm đất. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7 – 12 tấn / hecta.
Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất.
I. Ảnh hưởng của phân bón đối với đất và môi trường.
Ở các vùng nông thôn phía nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi ở một số nơi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Hiện nay, tập quán sử dụng phân bắc tươi theo các hình thức:
50% lượng phân bắc trộn tro bếp để bón lót, 10% lượng phân bắc được pha loãng bằng nước để tưới cho cây trồng (rau, lúa).
40% phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột và ủ khoảng 10 -14 ngày, sau đó bón cho cây trồng.
Cách bón phân tươi này gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí và nước.
II. Cách cải tạo đất.
Trong trường hợp phát hiện đất bị ô nhiễm rồi thì tiến hành các biện pháp sau:
- Sử dụng các chất kiềm như CaCO3, CaO, Ca(OH)2 và các muối photphát kiềm để khử chua đất.
II. Cách cải tạo đất.
- Tiêu nước vùng trũng, điều tiết thông số Eh đất làm cho các yếu tố kim loại sang dạng hợp chất khó tan.
II. Cách cải tạo đất.
- Bón chủ yếu phân hữu cơ vào đất nhằm tăng cường lượng vi sinh vật trong đất, có tác dụng làm tăng độ phì của đất, giúp đất giàu dinh dưỡng trở lại.
II. Cách cải tạo đất.
Luân canh cây trồng để giúp đất tốt hơn.
II. Cách cải tạo đất.
- Đổi đất, lật đất
II. Cách cải tạo đất.
- Xen canh: thay đổi cây trồng trên cùng một chân đất.
II. Cách cải tạo đất.
- Trồng rừng, trồng các cây lâu năm trên đất.
II. Cách cải tạo đất.
- Xử lý ô nhiễm bằng các phương pháp sinh học. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các quy trình sinh học khép kín dựa trên sự phân huỷ của thực vật, vi sinh vật. Các biện pháp này sau khi được áp dụng sẽ trả lại cho đất sự cân bằng vốn có, giúp làm sạch đất, cân bằng ion, các bằng các yếu tố sinh hoá trong đất.
III. Cách khắc phục.
1/ Sử dụng hiệu quả nguồn phân bón:
Bón phân hợp lý.
Cần có hiểu biết về các loại phân bón cho cây trồng.
Không sử dụng các phân vi sinh chưa qua kiểm nghiệm chất lượng và không sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Không tùy tiện trộn nhiều loại phân lại với nhau.
Bón vôi.
III. Cách khắc phục.
2/ Tăng cường sử dụng phân bón thân thiện với môi trường:
Phân hữu cơ:
Phân chuồng ủ hoai mục.
Phân rác qua ủ.
Phân xanh….
Phân vi sinh vật.
III. Cách khắc phục.
3/ Các quy định, chính sách:
Cần sớm xây dựng luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định và quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh vực phân bón.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm.
Hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.
IV. KẾT LUẬN.
Hiểu biết về đất, về vấn đề ô nhiễm đất giúp chúng ta ý thức hơn về vấn đề này. Một khi chúng ta ý thức được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với con người, chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ nó. Và một khi số người nhận thức càng đông thì môi trường nói chung và đất nói riêng sẽ được bảo vệ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)