Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Thien Binh | Ngày 10/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

LỚP 11B11
NHÓM 3
THPT Mạc Đĩnh Chi 4-11-2017
PHÂN BÓN HÓA HỌC
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
PHÂN BÓN HÓA HỌC
NỘI DUNG CHÍNH
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KALI
Các dạng phân Kali trên thị trường:
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KALI
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KALI
Nguyên tố dinh dưỡng: phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng K+
Vai trò: 
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây xanh đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.
Kali tạo cho cây xanh cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây xanh.
Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.
Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía. 
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KALI
Đánh giá độ dinh dưỡng: độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
Bảo quản:
Bảo quản kín trong chum, vại sành, bao gói trong túi nilong.
Để ở nơi khô ráo thoáng mát.
Không để lẫn với các loại phân bón khác.
Vận dụng vào sản xuất nông nghiệp:
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KALI
Chú ý:
Phân kali nên bón kết hợp vói các loại phân khác, bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
Với loại đất trung tính, khi bón phân kali cần bón kết hợp với vôi.
Phân kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây ra hoa kết trái, hình thành củ…
Trong tro bếp có hàm lượng kali tương đối lớn, do vậy có thể bón tro bếp thay thế phân kali.
Không nên bón quá nhiều phân kali, nó sẽ tác động xấu lên rễ cây làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm có thể làm mất cân đối natri, magiê. Một số loại cây trồng phản ứng tích cực với phân kali là chè, mía, dừa, chuối khoai, sắn, bông, đay, thuốc lá…
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KHÁC
Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KHÁC
Loại phân bón này là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K khác nhau, tùy theo loại đất và cây trồng.
Ví dụ: NPK 16-16-8+13S+TE có nghĩa là loại phân này chứa 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S cùng nguyên tố vi lượng (TE).
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KHÁC
Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.
Ví dụ: amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4, thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric.
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN KHÁC
Công dụng:
_Việc bón phân phức-hỗn hợp mang lại một lợi ích lớn: khắc phục hiện tượng bón phân mất cân đối, khắc phục được một phần phân bị mất do bốc hơi, rửa trôi, khắc phục được hiện tượng gây ô nhiễm môi trường và góp phần xây dựng nền nông nghiệp an toàn về dinh dưỡng, an toàn về môi trường.
_ Phân phức hợp chủ yếu dùng cho các cây công nghiệp vì dễ điều chỉnh thành phần theo yêu cầu của cây. -có thuận lợi là cung cấp đồng thời cho cây nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
Bảo quản
_Bảo quản kín trong chum, vại sành, bao gói trong túi nilong, tránh ánh sáng trực tiếp.
_Để ở nơi khô ráo thoáng mát.
_Không để lẫn với các loại phân bón khác.

PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN VI LƯỢNG
Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng, molipđen,... ở dạng hợp chất.
PHÂN BÓN HÓA HỌC – PHÂN VI LƯỢNG
Hàm lượng: cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ.
Công dụng:
_Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể (Trong môi trường thâm canh cao) .
_Ngăn ngừa và hạn chế các hiện tượng như: Vàng lá, bạc lá, xuắn lá, chết nhánh-cành-ngọn, rụng hoa, rụng trái non, si cây (còi cọc), cây bị stress hay bi ngộ độc CÁC THÀNH PHÂN TRONG PHÂN.
Chú ý: Loại phân bón này được đưa vào đất cùng phân bón vô cơ hoặc hữu có và chỉ hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng sẽ có hại cho cây.
TÁC HẠI
Phân bón đi vào tầng nước mặt gây ảnh hưởng xấu như:
_Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước.
_Gây phì hóa nước (phú dưỡng)
+Làm cho tảo và thực vật trong nước sinh trưởng nhanh làm giảm năng lượng ánh sáng không đi tới các lớp nước phía dưới.
+Lượng oxi được giải phóng vào trong nước giảm.
+Tảo và thực vật bậc thấp chết, xác của chúng bị phân hủy yểm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước.

TÁC HẠI
 Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách:
+Một phần còn lại trong đất
+Một phần bị rửa trôi theo mặt nước do mưa, theo các công trình thủy lợi ra các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiểm nguốn nước mặt
+Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm
+Và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat => ô nhiễm ko khí.

TỔNG KẾT
Phân bón hóa học có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dành cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng, nhưng nếu bảo quản, bón phân không đúng cách sẽ gây hại cho cây và ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Hoàng thị hồng hạnh
Ngô kiều oanh
Bùi diệu linh
lưu thu trang
Lê thị bình
Đinh huy quang
Nguyễn thị nhung
Trần minh hải
Trần ngọc ánh
NGƯỜI THỰC HIỆN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thien Binh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)