Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Lưu Thị Ngọc Nhi | Ngày 10/05/2019 | 135

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
LỚP 11a8
PHÂN BÓN HÓA HỌC
V. PHÂN VI LƯỢNG:
Phân vi lượng cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố mà cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ như: bo , kẽm , mangan , đồng, molipden,… dưới dạng hợp chất.
Magan
Đồng
Kẽm
a) Khái niệm
Molipđen
b) Phân loại:
Phân vi lượng gồm những loại nào?
+ Phân đồng (Cu)
+ Phèn xanh (CuS04.7H20)
+ Phân sắt (Fe)
+ Phân kẽm (Zn)
+ Sunphat kẽm (ZnSO4.7H20)
+ Phân bo (B)
+ Phân Borat natri (Na2B407.10H20)
+ Phân axit boiric (H2Bo3)
+ Phân côban (Co)
+ ….
- Phân côban (Co): Loại phân vi lượng này rất cần cho quá trình cố định đạm không khí của vi sinh vật. Co làm tăng khả năng hút lân của cây. Co rất thích hợp với các loài cây có nhiều vitamin B12. Nó còn làm tăng chất lượng thức ăn gia súc, giúp cho gia súc tiêu hoá thức ăn, làm tăng số lượng hồng cầu trong máu gia súc. Bởi vậy, ngưòi ta thường bón phân vi lượng này lên trên các đồng cỏ.
- Phèn xanh (CuS04.7H20) có thể sử dụng làm phân bón có đồng. Trong phèn xanh có 25,9% Cu. Phèn xanh là những tinh thể màu xanh, tơi, rời, dễ hoà tan trong nước. Phèn xanh được sủ dụng để bón vào đất với lượng 10 – 25kg/ha. Phèn xanh cũng có thể dùng để xử lý hạt giống với dung dịch có nồng độ 0,01 – 0,02% hoặc phun lên cây với nồng độ 0,02 – 0,05%.
 
- Phân bo (B): Đây là chất đảm bảo cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo thúc đẩy quá trình tổng hợp các prôtit, lignin. Nó còn tham gia vào việc chuyển hoá các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo tăng cường việc hút Ca của cây, đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong cây. Bón bo cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa sẽ làm tăng tỷ lệ đậu hoa, quả.
- Phân mangan (Mn): Tham gia vào việc thúc đẩy cây nảy mầm sớm, làm cho hệ rễ khoẻ, cây ra hoa kết quả nhiều, hạt chắc mẩy. Nên bón phân vào giai đoạn cây đang ra hoa. Mangan có tác dụng tăng hiệu lực phân lân, thúc đẩy quá trình hô hấp trong cây, xúc tiến quá trình oxy hoá các hyđrat cacbon tạo thành CO2 và H2O và tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp chất diệp lục.
Vậy phân vi lượng có tác dụng như thế nào đối với cây trồng?
c) Tác dụng
Ngăn ngừa và hạn chế các bệnh như: bệnh vàng lá, bạc lá chết nhánh, cành rụng hoa cây còi cọc.
Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể.
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây.
Ngoài phân vi lượng, người ta còn thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm…
Làm sao để sử dụng phân vi lượng đúng cách?
d) Cách sử dụng:
- Sử dụng để bón vào đất, trộn với các loại phân khác để bón. (Có thể bón phân vi lượng lên lá cây,ngâm hạt giống,dùng để nhúng hôm trước khi trồng).
-Bón phân đúng lúc ( nên bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối,tránh bón vào giữa trưa khi nhiệt độ đang cao hoặc lúc trời mưa).
- Bón đúng loại phân, đúng số lượng, đúng cây theo hướng dẫn ghi trên bao bì
- Bón đúng thời tiết mùa vụ
-Bón đúng cách và bón cân đối,bón đủ liều lượng không được bón quá nhiều. (Nếu bón quá dư thừa phân vi lượng các hoạt động của cây trở nên rối loạn và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng sản phẩm nông sản).
Lucky fertilizer
1
2
4
5
3
 Loại phân đạm nào sau đây có độ dinh dưỡng cao nhất ?
A. (NH4)2SO4
B. CO(NH2)2
C. NH4NO3
D. NH4Cl.
Công thức hóa học của superphotphat đơn
Ca3(PO4)2
B. Ca(H2PO4)2
C. CaHPO4
D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Từ khái niệm phân hỗn hợp và phân phức hợp khác nhau ở điểm nào?
Phân hỗn hợp: là loại phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản (N,P,K).
Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.
Loại phân vi lượng nào cần cho quá trình định cố định đạm không khí của vi sinh vật, làm tăng khả năng hút lân của cây?
A. Bo
B. Molipđen
C. Côban
D. Kẽm
Lucky fertilizer
THANK YOU FOR LISTENING
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Ngọc Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)