Bài 12. Phân bón hoá học

Chia sẻ bởi Mi Mi | Ngày 10/05/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Phân bón hoá học thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 12:
PHÂN BÓN
HÓA HỌC
Tổ 2 – 11 Lý
Bài 12: Phân bón hóa học
PHÂN LÂN
Vai trò, cấu tạo, các loại phân thường dùng, hàm lượng dinh dưỡng, cách sử dụng và cách nhận biết .
II.Phân lân:
- Phân lân là loại phân bón có chứa nguyên tố P
- Đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng
+ Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat
+ Phân lân cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật.
+ Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
- Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và apatit
- Độ dinh dưỡng phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5
- Một số loại phân lân: photphat nội địa, phân apatit, supe lân, phân lân nung chảy (tecmo photphat), phân lân kết tủa.
II.Phân lân:
1.Supephotphat
-Là dạng bột màu xám trắng hoặc sẫm, với thành phần chính là muối tan được Ca(H2PO4)2
- Supe lân có 16 – 20% lân nguyên chất, trong phân có chứa một lượng lớn thạch cao và axit. Vì vậy phân có phản ứng chua. Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng.
- Có hai loại supephotphat đó là supephotphat đơn và supephotphat kép.
II.Phân lân:
1.Supephotphat
*Nhận xét:
-Thành phần thạch cao CaSO4 trong supephotphat đơn cây không đồng hóa được nên là thành phần không có ích.
-Supephotphat kép có hàm lượng P2O5 vì chỉ chứa Ca(H2PO4)2
a/Phân loại supephotphat:
II.Phân lân:
1.Supephotphat
b/Cách sử dụng và bảo quản:
-Phân dễ hòa tan trong nước, ít bị rửa trôi nên có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc.
-Phân có thể được bón ở các loại đất nhưng chủ yếu là đất chua.
-Phân supephotphat thường phát huy hiệu quả nhanh, nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung bón theo hốc hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây
-Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục
-Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.
II.Phân lân:
2.Phân lân nung chảy:
- Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.
- Thành phần: Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân lân nung chảy là 15 – 20%. Ngoài ra trong phần còn có canxi 30% một ít thành phần kiềm, chủ yếu là magie 12 – 13% và có khi có cả kali.
- Phương thức sản xuất:
Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở nhiệt độ 10000C trong lò đứng. Sản phẩm nóng chảy thu được nhanh chóng được làm nguội bằng nước rồi sấy khô và nghiền thành bột
- Đặc tính lí hóa:
+ Phân không hòa tan trong nước nhưng dễ hòa tan trong axit yếu.
+ Phân xảy ra phản ứng kiềm.
- Cách sử dụng: nên bón phân này ở các vùng đất chua vì có phản ứng kiềm; trên các vùng đất nghèo bạc màu vì có nhiều vôi và thành phần vi lượng
-Phân ít hút ẩm, luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng.
PHÂN KALI
Vai trò, cấu tạo, các loại phân thường dùng, hàm lượng dinh dưỡng, cách sử dụng và cách nhận biết .
II.Phân kali:
- Phân kali là loại phân bón cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+
- Tác dụng:
+ Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây
+Làm tăng khả năng chống chịu của cây. Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
+Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây
+Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu.
- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
- Một số loại phân kali: kalo sunfat, kali clorua, kali magie sunfat hay tro thực vật (K2CO3)
II.Phân kali:
1.Một số phân kali thường được sử dụng:
a/Phân kali sufat:
-Đặc điểm: Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục.
-Thành phần:Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%
Điều chế: Kali sulfat được sản xuất bằng phản ứng của kali clorua và axit sulfuric.
2KCl + H2SO4 → 2HCl + K2SO4
-Cách sử dụng:
+Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.
+Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.
II.Phân kali:
1.Một số phân kali thường được sử dụng:
b/Phân kali clorua:
-Đặc điểm:Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ.
-Thành phần:Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn.
-Phương thức sản xuất: bằng 2 phương pháp chính.
+Phương pháp hòa tan rồi kết tinh phân đoạn: Dựa vào độ tan của KCl tăng nhanh theo nhiệt độ còn độ tạn NaCl không thay đổi 
+Phương pháp tuyển nổi: Dựa vào độ thấm nước khác nhau của các loại hạt quặng để tách KCl.


II.Phân kali:
2.Một số lưu ý khi sử dụng phân kali:
- Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
-Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
-Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, tạo sợi.
-Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
-Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, ...
CẢM ƠN
MỌI NGƯỜI
ĐÃ CHÚ Ý
THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mi Mi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)