Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 10/05/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : Nguyễn Chí Thuận
Email : [email protected]
Th? tu?ng D?c Merkel
Bài 12
Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Nu?c D?c trong những năm 1918-1929.
1. Nước Đức và cao trào CM 1918-1923 :(bài tập 1, 2, 3, 4)
-Hoàn cảnh lịch sử nào làm bùng nổ cao trào CM 1918-1923 ở nước Đức ?
-Với Hoà ước Véc-xai nước Đức bại trận đã chịu những tổn thất như thế nào ?
-Vì sao cao trào CM ở Đức dâng cao sau hoà ước Véc-xai, khi nào phong trào tạm lắng ?
I. Nu?c D?c trong những năm 1918-1929.
1. Nước Đức và cao trào CM 1918-1923 :
-Sau CTTG I, Đức bại trận bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng.
-Tháng 6-1919 hoà ước Véc-xai buộc Đức phải bồi thường rất nặng, đất nước kiệt quệ. Vì thế cao trào CM dâng cao.
-Từ tháng 10-1923 phong trào tạm lắng.

CHÂU ÂU NĂM 1914
CHÂU ÂU NĂM 1923
Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn
2. Những năm ổn định tạm thời (1924-1929) : (bài tập 5)
-Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 như thế nào về kinh tế, chính trị đối nội và đối ngoại diễn ra như thế nào ?
2. Những năm ổn định tạm thời (1924-1929) :
-Từ cuối năm 1923, tình hình KT-CT Đức dần dần tạm ổn định.
+Kinh tế :
Được khôi phục và phát triển. Năm 1929, sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Âu.
+Chính trị :
-Đối nội : Chế độ cộng hoà Vaima được củng cố, tăng cường đàn áp phong trào công nhân, truyền bá tư tưởng phục thù.
-Đối ngoại : Vị trí quốc tế phục hồi (tham gia Hội Quốc Liên)
II. Nước Đức trong những năm 1929-1939. (bài tập 6)
1. Khủng hoảng KT và quá trình Đảng Quốc Xã lên cầm quyền :
-Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản Đức đã làm gì ?
Vì sao CN phát xít thắng thế ở Đức?

II. Nước Đức trong những năm 1929-1939. (bài tập 6)
1. Khủng hoảng KT và quá trình Đảng Quốc Xã lên cầm quyền :
-Cuộc khủng hoảng KT cuối năm 1929 đã làm KT-CT-XH Đức khủng hoảng trầm trọng.
-Để đối phó khủng hoảng GCTS cầm quyền đưa Hít-le thủ lĩnh đảng Quốc Xã lên làm Thủ tướng Đức ngày 30-1-1933.
-ĐCS Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được CN phát xít Đức.

Thế kỉ III khi vào Rô-ma người Giéc-man thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới : Ăng-giô Xắc-xông , Phơ-răng , Tây Gốt và Đông Gốt..
2. Nước Đức trong thời kì Hít-le cầm quyền (1933-1939) :
-Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939 ?
2. Nước Đức trong thời kì Hít-le cầm quyền (1933-1939) :
-Chính trị :
+Năm 1933 công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt ĐCS ra ngoài vòng pháp luật.

+Năm 1934 Hít-le tuyên bố huỷ bỏ hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời.
-Kinh tế :
+Tổ chức nền KT theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
-Đối ngoại : (bài tập 7)
+Tháng 10-1933 Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên để được tự do hành động.
+Năm 1935 ra lệnh tổng động viên quân dịch, Đức trở thành trại lính khổng lồ.
+Hình thành khối phát xít Đức-Italia-Nhật Bản phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
-Theo em hiểu thế nào là chủ nghĩa phát xít?
-Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc CTTG ?
-CP Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế và đối ngoại như thế nào giữa 2 cuộc CTTG ?
Tuần sau : Bài 13

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918-1939)
Giáo viên : Nguyễn Chí Thuận
Email : [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)