Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Trần Quốc Huy | Ngày 24/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ LỚP 8A
Người thực hiện: Trần Quốc Huy – Trường THCS Phù Đổng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy nêu những nét chính về phong trào đấu tranh GPDT ở Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam ?
Đáp án:
- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cũng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
- Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài tới 30 năm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước ĐNA có đặc điểm gì ?
Đáp án:

Nổ ra mạnh mẽ, liên tục. Nhưng cuối cùng, các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
Bài 12
NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
Cuối TK XIX đầu TK XX hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa của thực dân Phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập, nền kinh tế phát triển nhanh chóng và trở thành CNĐQ. Tại sao lại như vậy ? Để tìm hiểu vấn đề này các em học bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
BẢN ĐỒ CHÂU Á
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
Là quốc gia nằm ở vùng Đông Bắc Châu Á, trải dài theo hình cách cung gồm 4 đảo chính: Kyusu, Shikoku, Honshu, Hokkaido, diện tích khoảng 374.000 km2, tài nguyên nghèo nàn là nước phong kiến nông nghiệp.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
Tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy Tân Minh Trị như thế nào ?
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
- Trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
1. Hoàn cảnh:
Đứng trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải làm thế nào để bảo vệ độc lập dân tộc ?
- Duy trì chế độ phong kiến hoặc “cải cách” canh tân đất nước.
“Cải cách” là gì ?
“cải” là “thay đổi, biến cải”, “cách” là “đường lối, cách thức” và “cải cách” là “thay đổi về hình thức, cách thức cho tốt hơn”.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
Qua hình ảnh trên em biết gì về Thiên hoàng Minh Trị ?
Thiên hoàng Minh Trị - Vua Mút-su-hi-tô lên kế vị vua cha tháng 11/1867 khi mới 15 tuổi. Ông là người rất thông minh, dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết dùng người.
THIÊN HOÀNG MINH TRỊ
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
1. Hoàn cảnh:
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
- Trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
- Duy trì chế độ phong kiến hoặc “cải cách” canh tân đất nước.
- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
2. Nội dung:
Nêu nội dung chủ yếu và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản ?
- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
2. Nội dung:
3. Kết quả: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
Hãy nêu nhận xét và rút ra ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản ?
HS 4 nhóm thảo luận (3 phút)
Đây là những cải cách tiến bộ diễn ra trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Là cuộc CMTS chấm dứt CĐPK, thiết lập chính quyền của quý tộc, tư sản hóa, đứng đầu là Minh Trị. Nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp thoát khỏi bị biến thành thuộc địa, mở đường cho CNTB phát triển chuyển sang gia đoạn CDĐQ.
4. Ý nghĩa: Là cuộc CMTS, mở đường cho CNTB phát triển, đưa nước Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộc địa.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
Ở Việt Nam tại ĐH VI (12/1986) đảng ta đã xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát, nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
Sau cuộc Duy tân Minh Trị Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Vậy khi chuyển sang CNĐQ nền kinh tế NB có đặc điểm gì nổi bật. Để tìm hiểu vấn đề này các em qua mục II.
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CNĐQ:
Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện nào ?
CNTB phát triển mạnh sau cuộc Duy Tân Minh Trị.
Khi chuyển sang CNĐQ nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật ?
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CNĐQ:
Matsukata Masaoyoshi Người sáng lập công ti Mitsubisi
Về đối nội NB là nước QCLH, nhà vua tượng trưng cho sự đoàn kết và thống nhất dân tộc; Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp của 3 Đảng Dân chủ tự do (lớn nhất), Công minh và Bảo thủ. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, Thủ tướng Nhật hiện nay là ông Shinzo Abe.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CNĐQ:
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì này như thế nào?
Quan sát H49 (SGK) xác định các vùng đất mà Nhật bản xâm chiếm và nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản ?
- Thi hành chính sách xâm lược hiếu: chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Nga – Nhật, chiếm Lưu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên... Đặc điểm của đế quốc Nhật là “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ:
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CNĐQ:
Như vậy các em thấy CNĐQ thường gắn liền với vấn đề gì ? Tại sao ?
Như vậy CNĐQ thường gắn liền các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì do nhu cầu phát triển của nền kinh tế TBCN cần nhiều nguyên liệu và thị trường.
Ngày nay, NB đã bình thường hóa quan hệ với tất cả nước mà NB gây chiến trước kia. Vì xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. NB thiết lập quan hệ ngoại giao với với VN 21/9/1973, tổng kim ngạch XNK giữa 2 nước năm 2012 là 25 tỷ USD. NB là nước viện trợ vốn ODA lớn nhất cho VN , năm 2012 là 2,6 tỷ USD.
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Nêu nội dung chính và kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868?
* Nội dung:
- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
* Kết quả: Nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
2. Nêu những dẫn chứng chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản trở thành CNĐQ ?
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Thi hành chính sách xâm lược hiếu: chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Nga – Nhật, chiếm Lưu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên... Đặc điểm của đế quốc Nhật là “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
- Về nhà học bài.
- Ôn lại các bài đã học, tuần sau kiểm tra 1 tiết.
CHÚC CÁC EM NGOAN – HỌC GIỎI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)