Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc

Chia sẻ bởi Lù Thanh Thủy | Ngày 09/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM
? Phỏt bi?u d?nh lu?t v?n v?t h?p d?n.
Nờu h? th?c c?a d?nh lu?t.
BÀI 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO
ĐỊNH LUẬT HÚC
I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo.
II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc.

I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn ) với lò xo, làm nó biến dạng.
Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại sự biến dạng.
Lực đàn hồi ngược hướng với ngoại lực.
Muốn lò xo dãn nhiều ta làm thế nào?
Lực đàn hồi thay đổi thế nào?
Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Làm thế nào để xác định mối liên hệ đó?
 
II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc.
Thí nghiệm.

Khi kéo dãn xò xo thì lực đàn hồi của lò xo tăng lên.
Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ dãn của lò xo
2. Giới hạn đàn hồi của lò xo.
Khi độ biến dạng lớn đến một giá trị nào đó thì lực đàn hồi không xuất hiện nữa và ta gọi giá trị này là giới hạn đàn hồi.
Nếu vượt quá giới hạn đàn hồi lúc đó vật bị biến dạng sẽ không thể trở về được hình dạng ban đầu, sau khi không chịu tác động làm biến dạng.
Giới hạn đàn hồi của lò xo là giới hạn mà tại đó lò xo vẫn có thể quay trở về hình dạng ban đầu

3. Định luật Húc.
 
Khi lò xo bị nén thì độ nén là ( l0-l) và Fđh= k(l0-l)
4. Chú ý.
Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ suất hiện khi bị ngoại lực khéo dãn. Lúc này lực đàn hồi được gọi là lực căng, có điểm đặt và hướng giống lực đàn hồi của lò xo bị dãn.

Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc
LỰC KẾ
Dựa vào định luật Húc người ta chế tạo ra lực kế. Trên lực kế , ứng với mỗi vạch chia độ người ta không ghi các giá trị của độ dãn mà ghi giá trị của lực đàn hồi tương ứng. Tùy theo công dụng mà lực kế có cấu tạo và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên bộ phận chủ yếu vẫn là một lò xo.
Lực kế là một dụng cụ đo lực rất thuận tiện nhưng không chính xác lắm. Khi sử dụng, không được đo độ lớn quá giới hạn đàn hồi của lò xo lực kế
Câu 1: Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi luôn có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
C. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.
D. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
 
Câu 3: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo băng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ cứng của lò xo là:

A. 1,5 N/m. C. 62,5 N/m.

B. 120 N/m. D. 15 N/m.
Câu 4: Một vật có khối lượng 200 g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo lúc này là:

A. 22 cm. C. 18 cm.

B. 2 cm. D. 15 cm.
Câu 5: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo....

A. Tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
B. Tỉ lệ với khối lượng của vật.
C. Tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
THANKS!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lù Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)