Bài 12 lớp 10 môn giáo dục công dân
Chia sẻ bởi Vi Hoàng |
Ngày 26/04/2019 |
108
Chia sẻ tài liệu: bài 12 lớp 10 môn giáo dục công dân thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn :
Ngày dạy :
BÀI 13:
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công dân trong mối quan hệ với cộng đồng.
2. Về kĩ năng:
- Biết cư xử đúng đắn và xây dựng với mọi người xung quanh.
- Biết chọn lựa và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng.
3. Về thái độ:
- Yêu quí, gắn bó có trách nhiệm với tập thể trường, lớp học, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thảo luận lớp.
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- SGK, SGV lớp 10 môn GDCD.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động nhân đạo, về các hoạt động hợp tác, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
Hoạt động 1
GIỚI THIỆU BÀI
Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Vậy thế nào là hòa nhập, hợp tác và ý nghĩa của nó như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Gv: Đặt vấn đề.
Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.
Hoạt động 2 : Sử dụng phương pháp thuyết trình, giải quyết vấn đề để làm rõ nội dung phần b.
- Gv: Cho HS đọc phần thông tin trong trách giáo khoa và cho biết suy nghĩ của cá nhân về thông tin đó.
- HS : Đọc và trả lời.
- Gv : Vậy qua nội dung thông tin trên em nào cho biết hòa nhập là gì ?
- Gv : Đưa ra tình huống và cho Hs nhận xét về 2 nhân vật trong tình huống (bảng phụ).
Tình huống : Sau khi mãn án tù, Trung mới có 25 tuổi, nhưng vì không hòa đồng được với mọi người, vì mặc cảm, anh thấy đơn độc, buồn tẻ và lại tiếp tục sa vào con đường nghiện ngập như cũ. Nhưng Hải, bạn anh, sau khi mãn án tù, được mọi người giúp đỡ chia sẻ, quan tâm. Hải đã vượt qua được mặc cảm, vượt lên chính mình, hòa đồng với mọi người, trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
- Hs : Nhận xét, phát biểu.
- Gv : Nhận xét. Vậy thông qua 2 nhân vật trong tình huống trên, em hãy cho biết sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ?
- Hs : Suy nghĩ, trả lời.
- Gv : Chốt vấn đề và ghi bảng.
- Gv: Vậy theo các em, là học sinh chúng ta cần phải rèn luyện cách sống hòa nhập này như thế nào ?
- Hs : Phát biểu.
- Gv : Như vậy, tới đây chúng ta đã hiểu thế nào là hòa nhập. Các em suy nghĩ thế nào về chủ trương :‘‘Hòa nhập nhưng không hòa tan’’
- Hs: Phát biểu.
- Gv: Nhận xét.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ toàn cầu hòa, cả thế giới là một mái nhà chung, nếu không hội nhập, không mở cửa để hòa vào cái chung ấy thì không thể ‘‘Sánh ngang với các cường quốc năm châu’’. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập bên cạnh tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới, những thành tựu tiên tiến của nhân loại để giúp ích cho dân tộc thì chúng ta vẫn phải giữ được cái bản chất vốn có, những nét đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 3 : Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống để làm rõ nội dung phần c - Sgk.
- Gv : Đưa ra câu ca dao :
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa ?
- Gv : Câu ca dao trên muốn nói tới sức mạnh và thành quả của sự
Ngày dạy :
BÀI 13:
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công dân trong mối quan hệ với cộng đồng.
2. Về kĩ năng:
- Biết cư xử đúng đắn và xây dựng với mọi người xung quanh.
- Biết chọn lựa và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng.
3. Về thái độ:
- Yêu quí, gắn bó có trách nhiệm với tập thể trường, lớp học, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thảo luận lớp.
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- SGK, SGV lớp 10 môn GDCD.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động nhân đạo, về các hoạt động hợp tác, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
Hoạt động 1
GIỚI THIỆU BÀI
Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Vậy thế nào là hòa nhập, hợp tác và ý nghĩa của nó như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Gv: Đặt vấn đề.
Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.
Hoạt động 2 : Sử dụng phương pháp thuyết trình, giải quyết vấn đề để làm rõ nội dung phần b.
- Gv: Cho HS đọc phần thông tin trong trách giáo khoa và cho biết suy nghĩ của cá nhân về thông tin đó.
- HS : Đọc và trả lời.
- Gv : Vậy qua nội dung thông tin trên em nào cho biết hòa nhập là gì ?
- Gv : Đưa ra tình huống và cho Hs nhận xét về 2 nhân vật trong tình huống (bảng phụ).
Tình huống : Sau khi mãn án tù, Trung mới có 25 tuổi, nhưng vì không hòa đồng được với mọi người, vì mặc cảm, anh thấy đơn độc, buồn tẻ và lại tiếp tục sa vào con đường nghiện ngập như cũ. Nhưng Hải, bạn anh, sau khi mãn án tù, được mọi người giúp đỡ chia sẻ, quan tâm. Hải đã vượt qua được mặc cảm, vượt lên chính mình, hòa đồng với mọi người, trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
- Hs : Nhận xét, phát biểu.
- Gv : Nhận xét. Vậy thông qua 2 nhân vật trong tình huống trên, em hãy cho biết sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ?
- Hs : Suy nghĩ, trả lời.
- Gv : Chốt vấn đề và ghi bảng.
- Gv: Vậy theo các em, là học sinh chúng ta cần phải rèn luyện cách sống hòa nhập này như thế nào ?
- Hs : Phát biểu.
- Gv : Như vậy, tới đây chúng ta đã hiểu thế nào là hòa nhập. Các em suy nghĩ thế nào về chủ trương :‘‘Hòa nhập nhưng không hòa tan’’
- Hs: Phát biểu.
- Gv: Nhận xét.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ toàn cầu hòa, cả thế giới là một mái nhà chung, nếu không hội nhập, không mở cửa để hòa vào cái chung ấy thì không thể ‘‘Sánh ngang với các cường quốc năm châu’’. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập bên cạnh tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới, những thành tựu tiên tiến của nhân loại để giúp ích cho dân tộc thì chúng ta vẫn phải giữ được cái bản chất vốn có, những nét đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 3 : Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống để làm rõ nội dung phần c - Sgk.
- Gv : Đưa ra câu ca dao :
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa ?
- Gv : Câu ca dao trên muốn nói tới sức mạnh và thành quả của sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vi Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)