Bài 12. Kiểu xâu
Chia sẻ bởi Trương Thị Như Phượng |
Ngày 10/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Kiểu xâu thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Bài 12:
KIỂU XÂU
Nội dung
Một số khái niệm và qui tắc.
Khai báo.
Các thao tác xử lí xâu.
Một số ví dụ.
Một số khái niệm và qui tắc
Xâu là một dãy các kí tự trong bộ mã ASCII.
Lưu ý:
Trong chương trình, khi viết một xâu cụ thể ta phải viết xâu kí tự đó trong dấu ‘’.
Khi nhập từ bàn phím giá trị một xâu ta chỉ gõ đúng các kí tự thuộc xâu đó.
Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.
Số kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu.
Xâu chỉ gồm một khoảng trắng viết là ‘ ’.
Xâu này có độ dài là 1.
Xâu rỗng được viết là ‘’.
Xâu này có độ dài là 0.
Tên kiểu xâu.
Số lượng ký tự của xâu.
Cách khai báo biến kiểu xâu.
Các phép toán thao tác với xâu.
Cách tham chiếu tới phần tử của xâu.
Vấn đề lưu ý khi làm việc với kiểu xâu
Gán giá trị cho xâu
Cấu trúc chung:
Tên biến xâu:= hằng xâu ;
Ví dụ: hoten:=‘Le Thi Hong Mo’;
Tham chiếu đến từng phần tử của xâu
Cấu trúc chung:
Tên biến[chỉ số]
Ví dụ: hoten[5]
var
Ví dụ:
var hoten : string[30] ;
var ngaynghi : string[10];
var lydo : string ;
độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255
1. Khai báo
Nhập/xuất dữ liệu cho biến xâu
Nhập: readln(hoten) ;
Xuất: write(hoten); hoặc writeln(hoten);
Program nx_kieuxau;
Uses Crt;
Var hoten : string[30];
Begin
write(‘Nhap Ho ten hoc sinh: ’);readln(hoten);
writeln(‘Ho ten HS la:’,hoten);
readln
End.
Chương trình nhập xuất đơn giản
2. Các thao tác xử lí xâu
Phép ghép xâu (+) : Được sử dụng để ghép 2 hay nhiều xâu thành 1 xâu.
Xét ví dụ:
s1:= ‘T’ + ‘in’;
→ Tin
s2:= ’Lop’ + ‘ ’ + ’11’;
→ Lop 11
s3:= ‘Mon’ + ‘ ’ + s1 + ‘ ’ + s2;
→ Mon Tin Lop 11
b. Các phép so sánh <, <=, >, >=, <>, =
Các quy tắc để so sánh 2 xâu:
Xâu A là lớn hơn xâu B nếu kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.
→ Sai
→ Đúng
→ Đúng
‘abcD’ > ‘abcA’
‘ab’ > ‘ABCD’
‘a’ > ‘d’
Chú ý: Khi so sánh hai xâu một xâu có độ dài nhỏ hơn có thể lớn hơn xâu có độ dài lớn hơn.
Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A nhỏ hơn B.
Ví dụ: ‘May tinh’ < ‘May tinh cua toi’
Hai xâu bằng nhau là hai xâu giống nhau hoàn toàn.
Ví dụ: ‘Tinhoc’ = ‘TinHoc’
c. Thủ tục delete (st, vt, n)
Cú pháp: delete (st, vt, n)
Công dụng: hiện việc xóa n kí tự của xâu st bắt đầu từ vị trí thứ vt
Ví dụ:
delete(‘May vi tinh,4,3);
Kết quả: ‘May tinh’
d. Thủ tục insert (s1, s2, vt)
Cú pháp: Insert(s1,s2,vt)
Công dụng: chèn xâu s1 vào xâu s2 bắt đầu từ vị trí vt
Ví dụ:
insert(‘ Huu’,‘Nguyen Tho’,7);
Kết quả: ‘Nguyen Huu Tho’
e. Hàm copy(st,vt,n)
Cú pháp: copy(s, vt, n)
Công dụng: tạo xâu gồm n kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu s.
Giá trị trả về: 1xâu.
Ví dụ:
s:= ‘con co be be’;
copy(s,5, 6);
Kết quả: ‘co be’ sai
‘co be ’ đúng
f. Hàm length(s)
Cú pháp: length(s)
Công dụng: cho giá trị là độ dài xâu s.
Giá trị trả về: số nguyên
Ví dụ:
s:= ‘Lan lang thang trong vuon lan’;
length(s);
Kết quả: 29
g. Hàm pos(s1, s2)
Cú pháp: pos(s1, s2)
Công dụng: cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.
Giá trị trả về: số nguyên
Ví dụ:
s:= ‘Lan lang thang trong vuon lan;
pos(`Lan`,s); Kết quả: 1
pos(`lan`,s); Kết quả: 5
Nếu không tìm thấy sẽ trả về giá trị 0.
h. Hàm upcase(ch)
Cú pháp: upcase(ch)
Công dụng: cho chữ cái in hoa ứng với chữ cái trong ch.
Giá trị trả về: chữ cái
Ví dụ:
ch:= ‘t’;
upcase(ch);
Kết quả: ‘T’
Một
số
ví
dụ
Ví dụ 4
Ví dụ 3
Ví dụ 2
Ví dụ 1
Ví dụ 5
Ví dụ 1
Viết chương trình nhập họ tên của hai người vào hai biến xâu và đưa ra màn hình xâu dài hơn, nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập sau.
Viết chương trình nhập hai xâu từ bàn phím và kiểm tra kí tự đầu tiên của xâu thứ nhất có trùng với kí tự cuối cùng của xâu thứ hai không.
Ví dụ 2
Viết chương trình nhập một xâu từ bàn phím và đưa ra màn hình xâu đảo ngược.
Ví dụ 3
Viết chương trình nhập một từ bàn phím và đưa ra màn hình xâu thu được từ việc loại bỏ các dấu cách nếu có.
Ví dụ 4
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím xâu s1 và xuất ra màn hình xâu s2 gồm tất cả các chữ số có trong xâu s1 (giữ nguyên thứ tự xuất hiện của chúng).
Ví dụ 5
Bài Tập
Viết chương trình nhập từ bàn phím xâu kí tự S có độ dài không quá 100. Hãy cho biết có bao nhiêu chữ số và bao nhiêu khoảng trắng xuất hiện trong xâu S. Thông báo kết quả ra màn hình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thị Như Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)