Bài 12. Kiểu xâu

Chia sẻ bởi Trần Văn Nghĩa | Ngày 10/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Kiểu xâu thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Bài giảng
Giáo viên: Trần Văn Nghĩa
Trường THPT Cẩm Lý
Tiết 1
BàI 12: KIểU xâu
?. Một số khái niệm
Ví dụ:
- Các xâu kí tự đơn giản
` BAC GIANG `
` Nguyen Van Bom `
` 29 - Ha Noi `
Xâu 1:
Xâu 2:
Xâu 3:
- Khái niệm:
? Một số khái niệm
Xâu là một dãy ký tự trong bảng mã ASCII
- Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.
- Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu.
- Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng.
- Tham chiếu tới phần tử trong xâu được xác định thông qua chỉ số của phần tử trong xâu.
- Chỉ số phần tử trong xâu thường được đánh số là 1.
- Trong ngôn ngữ Pacal, tham chiếu tới phần tử thường được viết : [chỉ số]
1. Khai báo biến xâu
Pascal sử dụng từ khóa STRING để khai báo xâu. Độ dài tối đa của xâu được viết trong [ ] sau từ khóa STRING. Khai báo như sau:
Var : String[độ dài lớn nhất của xâu];
Ví dụ:
Var Ten : String[10] ;
Ho_dem : String[50] ;
Que : String ;
1. Khai báo biến xâu
Chú ý:
- Nếu không khai báo độ dài tối đa cho biến xâu kí tự thì độ dài ngầm định của xâu là 255.
- Độ dài lớn nhất của xâu là 255 ký tự.
- Hằng xâu kí tự được đặt trong cặp nháy đơn ` `.
2. Các thao tác xử lý xâu
Với các xâu kí tự có các phép ghép xâu và phép so sánh hai xâu kí tự .
Phép ghép xâu : Kí hiệu bằng dấu cộng +.

Ví dụ: `Ha` + ` Noi` cho kết quả là: `Ha Noi`

Phép so sánh : <, <=, >, >=, = , <>, Pascal tự động so sánh lần
lượt từ kí tự từ trái sang phải .
Ví dụ: `AB` < `AC`, `ABC` > `ABB` , `ABC` <`ABCD`
2. Các thao tác xử lý xâu
Một số thủ tục chuẩn dùng để xử lí xâu:
Delete(St,vt,n) xóa n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt .
Insert(S1,S2,vt) chèn sâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt của S2
Val(St,x,m) Đổi giá trị xâu St thành số ghi giá trị vào biến X, nếu không đổi được thì vị trí gây lỗi ghi trong m, nếu đổi thành công thì m = 0
Str(X,St) chuyển số X thành xâu kí tự lưu trong St .
2. Các thao tác xử lý xâu
Một số hàm chuẩn :
Copy(St,vt,n) sao chép từ xâu St n kí tự từ vị trí vt.
Pos(S1,S2) tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của S1 trong S2.
Length(St): cho độ dài xâu St.
Upcase(ch): cho chữ cái viết hoa tương ứng với chữ thường trong ch.
CHR(X): cho kí tự có mã X trong bảng mã ASCII.
Ord(ch): cho mã của kí tự ch trong bảng mã.
? Thông qua bài học hôm nay các em cần nắm được các kiến thức sau:
- Khai báo biến xâu: VAR tên_biến : STRING[độ dài lớn nhất của xâu];
- Nhập xuất giá trị cho biến xâu: read/readln(); write/writeln();
- Tham chiếu đến từng ký tự trong xâu: tên_biến[chỉ_số].
- Phép ghép xâu: ký hiệu là +, được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một xâu.
- Các phép so sánh: =, <>, >, <, <=, >=: thực hiện việc so sánh hai xâu.
- Xem lại bài và học thuộc khái niệm và cấu trúc.
- Lấy 2 ví dụ về khai báo kiểu xâu.
- Xem phần kiến thức lý thuyết còn lại trong bài, bao gồm các hàm và thủ tục liên quan đến xâu, sách giáo khoa, trang 70 - 71.
Bài tập về nhà
Bài học kết thúc
Xin cảm ơn các thầy cô
cùng các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)