Bài 12. Kiểu xâu

Chia sẻ bởi Đinh Mai Huyền | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Kiểu xâu thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy khai báo một biến mảng một chiều có tên là KT gồm 255 phần tử, mã mỗi phần tử của mảng thuộc kiểu kí tự.
Đáp án: Var KT: array[1..255] of char;
Câu 2: Giả sử trong phần khai báo của một chương trình đã có khai báo biến KT như trên, thì trong phần thân của chương trình đó, câu lệnh gán nào sau đây là sai? Vì sao?
a. KT[23]:=‘T’;
b. KT[32]:=‘Truong THPT IASAO’;
Chương IV:
KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC
Bài 12:
Kiểu xâu (2 tiết)
Bài 12: Kiểu xâu.
I. Khái niệm xâu:
Xâu là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu.
Số lượng kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu.
Ta có thể xem xâu như mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự. Các kí tự của xâu được đánh số thứ tự, thường bắt đầu từ 1.
Bài 12: Kiểu xâu.
I. Khái niệm xâu:
? Các ngôn ngữ lập trình, đều có quy tắc, cách thức cho phép xác định những yếu tố nào?
Ví dụ:
B
1 2 3 4 5 6 7
Tên xâu:
B
Số lượng kí tự của xâu:
7
Khi tham chiếu đến phần tử thứ i của xâu, ta viết: [i]
B[3]=‘A’
B[4]=‘ ’
B[6]=‘a’
Bài 12: Kiểu xâu.
II. Khai báo xâu:
Cú pháp: Var : string[độ dài lớn nhất của xâu];
Ví dụ:
? Em hãy khai báo một biến xâu có tên là X1 và có độ dài tối đa là 10.
Var X1: String[10];
? Em hãy khai báo một biến xâu có tên là X2 và có độ dài tối đa là 255.
Var X2: String[255];
hoặc Var X2: String;
Lưu ý: Trong mô tả xâu có thể bỏ qua phần khai báo độ dài, khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ được ngầm định là 255.
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
1. Phép ghép xâu:
Phép ghép xâu được dùng để ghép nhiều xâu thành một xâu.
Ví dụ:
‘Viet’+’Nam’ = ‘VietNam’
‘Viet’+’ Nam’ = ‘Viet Nam’
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
2. Phép gán giá trị cho một biến xâu:
Cú pháp: :=;
Ví dụ:
S1:=‘Hoang Anh Gia Lai’;
S2:=‘Cau lac bo’ + S1;
S3:=Xuan Mau Ty;
Lưu ý: Trong khi soạn thảo một chương trình, khi viết một xâu kí tự, ta phải viết xâu kí tự đó giữa hai dấu nháy đơn. Nhưng khi chạy chương trình, để nhậo giá trị của một xâu, ta chỉ cần gõ các kí tự thuộc xâu đó.
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
3. Phép toán so sánh:
=, <>, <, <=, >, >=
Quy ước:
Hai xâu A và B bằng nhau nếu chúng giống hệt nhau.
Ví dụ:
‘PleiKu’=‘PleiKu’ nhưng ‘PleiKu’<>’Pleuku’
Xâu A lớn hơn xâu B nếu:
Kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng ở xâu A có mã ASCII lớn hơn ở xâu B.
Xâu B là đoạn đầu của xâu A.
Ví dụ:
‘Ha Noi’<‘Ha noi’
‘Anh Muoi’>‘Anh Ba’
‘Thu do’ <‘Thu do Ha Noi’
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
4. Một số hàm chuẩn xử lý xâu:
Ch=`a`
UPCase(ch) = `A`
Chuyển kí tự ch thành chữ hoa
4. UPCase(ch)
S1=`1`, S2=`Hinh 1.2`
Pos(S1,S2) = 6
Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu S1 trong xâu S2
3. Pos(S1,S2)
S = `Xin chao`
Length(S) = 8
Cho giá trị là độ dài của xâu S
2. Length(S)
Ví dụ
ý nghĩa
Hàm
S = `Tin hoc`
Copy(S,5,3)= `hoc`
Tạo xâu gồm n kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S
1. Copy(S,vt,n)
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
Ví dụ: Cho đoạn chương trình sau:
4. Một số hàm chuẩn xử lý xâu:
Var kt, a: string; b, c: byte; d: char;
Begin
kt:=‘Xuan Mau Ty’;
a:=copy(kt, 6, 3);
b:=length(kt);
c:=pos(‘a’, kt);
d:=upcase(kt[4]);
End.
? Hãy xác định giá trị của các biến kt, a, b, c, d sau khi thực hiện xong đoạn chương trình trên.
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
5. Một số thủ tục chuẩn xử lý xâu:
S1=`1` S2=`Hinh .2`
Insert(s1,s2,6)
? `Hinh 1.2`
Chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí vt.
Insert(S1,S2,vt)
S = `Song Hong`
Delete(S,1,5)
? `Hong`
Xoá n kí tự của xâu S bắt đầu từ vị trí vt.
Delete(S,vt,n)
Ví dụ
ý nghĩa
Thủ tục
Bài 12: Kiểu xâu.
III. Các thao tác xử lý xâu:
Ví dụ: Cho đoạn chương trình sau:
5. Một số thủ tục chuẩn xử lý xâu:
Var ch, sh: string[55]
Begin
ch:=‘Ha Noi’;
sh:=‘Ho Chi Minh’;
Delete(ch, 3, 1);
Insert(‘City’, sh, 7);
End.
? Hãy xác định giá trị của các biến ch, sh sau khi thực hiện xong đoạn chương trình trên.
Bài 12: Kiểu xâu.
IV. Một số ví dụ:
Tổ 1 và 3 nghiên cứu ví dụ 1 trang 71 SGK và trả lời câu hỏi sau: Giả sử khi chạy chương trình có nội dung như ví dụ 1, ta nhập giá trị cho hai biến xâu a và b lần lượt là: Le Thi No và Chi Pheo. Khi thực hiện xong chương trình, giá trị của biến nào sẽ hiện lên màn hình? Vì sao?
Tổ 2 và 4 nghiên cứu ví dụ 2 trang 71 SGK và trả lời câu hỏi sau: Giả sử khi chạy chương trình có nội dung như ví dụ 2, ta nhập giá trị cho hai biến xâu a và b lần lượt là: Le Thi No và Chi Pheo. Khi thực hiện xong chương trình, giá trị của biến x sẽ là bao nhiêu? Và dòng thông báo Trung nhau hay Khac nhau sẽ xuất hiện trên màn hình? Vì sao?
Chương trình minh họa
Bài 12: Kiểu xâu.
IV. Một số ví dụ:
Tổ 1 và 3 nghiên cứu ví dụ 3 trang 71 và 72 SGK và trả lời câu hỏi sau: Giả sử khi chạy chương trình có nội dung như ví dụ 3, ta nhập giá trị cho biến xâu a là: Xuan Mau Ty. Khi thực hiện xong chương trình, trên màn hình sẽ xuất hiện đoạn xâu như thế nào? Và giá trị của hai biền i và k là bao nhiêu?
Tổ 2 và 4 nghiên cứu ví dụ 4 trang 72 SGK và trả lời câu hỏi sau: Giả sử khi chạy chương trình có nội dung như ví dụ 4, ta nhập giá trị cho biến xâu a là: Le Thi No. Hãy xác định giá trị của biến b khi thực hiện xong đoạn chương trình trên.
Chương trình minh họa
Bài 12: Kiểu xâu.
Bài tập trắc nghiệm củng cố:
Câu 1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự là:
A. mảng kí tự;
B. dãy các kí tự trong bảng mã ASCII;
C. tập hợp các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh;
D. tập hợp các chữ cái và các chữ số trong bảng chữ cái tiếng Anh.
Bài 12: Kiểu xâu.
Bài tập trắc nghiệm củng cố:
Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo nào trong các khai báo sau là SAI khi khai báo một biến xâu kí tự là:
A. Var S: String;
B. Var X1: String[100];
C. Var S: String[256];
D. Var X1: String[1].
Bài 12: Kiểu xâu.
Bài tập trắc nghiệm củng cố:
Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hàm Upcase(ch) cho kết quả là::
A. chữ cái in hoa tương ứng với kí tự Ch;
B. xâu Ch gồm toàn chữ in hoa;
C. xâu Ch gồm toàn chữ thường;
D. biến kí tự Ch thành chữ thường.
Tiết học hôm nay đến đây là hết rồi!
Tập thể lớp 11B1 cảm ơn các thầy cô đã đến dự giờ lớp chúng em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Mai Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)