Bài 12. Kể chuyện tưởng tượng
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Tấm |
Ngày 21/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Kể chuyện tưởng tượng thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Các vị đại biểu
Thầy giáo, cô giáo
Các em học sinh.
Môn ngữ văn 6
tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau rất thân thiết.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng cho rằng lão miệng
chẳng làm gì mà được ăn ngon.
Họ kéo đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết họ không làm gì cho lão Miệng ăn, không chung sống với lão Miệng nữa.
Họ không cho lão Miệng thanh minh rồi cả bọn kéo nhau về.
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa, đến ngày thứ bẩy cả bọn
lừ đừ, mệt mỏi.
Họ kéo nhau đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy, cho lão Miệng ăn. Lão Miệng dần tỉnh, cả bọn cũng thấy khoan khoái trở lại.
- Từ đó họ lại sống thân mật với nhau mỗi người một việc, không ai tị nạnh ai.
Tóm tắt những tình tiết chính của truyện " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. "
Ghi nhớ
. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Những tình tiết chính của truyện: " Truyện sáu con gia súc so bì công lao." ( Lục súc tranh công )
Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. sớm tối quây quần cùng con người trong công việc làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu.
Một hôm, trâu gặp người than thở mình là kẻ vất vả nhất mà ăn uống chỉ có rơm và cỏ. Trong khi đó, lũ chó chẳng làm gì mà được ăn ba bữa.
Nghe trâu nói, chó tức khí sủa vang kể công của mình và tị nạnh với ngựa. Ngựa khi nghe chó tị nạnh với mình thì hí vang kêu to kể công trạng của mình và tị nạnh với dê.
Dê nghe ngựa nói vểnh râu cãi lại kể công và tị nạnh với gà. Gà nghe dê nói với thái độ khinh bỉ kể công của mình và tị nạnh với lợn.
Lợn nghe gà nói đến mình liền ụt ịt phân bua và kể lại công trạng của mình với con người.
Nghe những con vật tự kể công của mình người kết luận: Cả sáu con đều có công lao, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn.
Những tình tiết chính của truyện " Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu "
Năm ấy vào đêm 29 tháng chạp, trong giấc mơ em đã gặp Lang Liêu thời vua Hùng đã cách đây mấy nghìn năm.
Em đã trò chuyện với Lang Liêu và Lang Liêu đã nói rằng: Ta vừa ở chỗ các vua Hùng đến đây. Ta rất sợ ngày nay bận việc, bánh chưng không có người làm, nên đi xem xét sự tình thế nào. Ta rất vui khi thấy nhà con còn giữ tục lệ nấu bánh chưng trong ngày Tết.
Trong cuộc trò chuyện đó Lang Liêu khẳng định rằng: Ta đã nói từ mấy nghìn năm trước, trên đời này không có gì quý bằng hạt gạo nuôi sống người. Ta nghèo tiền của thật nhưng giàu lòng với thóc gạo. Tuy thần có mách bảo ta cách làm nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ tứ quên ăn mất ngủ suốt nửa năm để nghĩ ra một thứ bánh vừa quen lại vừa lạ, vừa ngon lại vừa có ý nghĩa này.
- Khi tỉnh dậy em thấy đó chỉ là giấc mơ - nhưng là một giấc mơ tuyệt đẹp và hiểu hơn sự sâu sắc trong con người Lang Liêu.
Ghi nhớ
. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Ghi nhớ
. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng ta cần chú ý những điểm sau:
Xác định rõ chủ đề của câu chuyện ( mục đích kể chuyện )
Xác định rõ đối tượng kể.
Xác định nhân vật trong câu chuyện định kể.
Xác định ngôi kể.
Xác định trình tự kể.
Đặc biệt chú ý những chi tiết có tính chất tưởng tượng, sáng tạo.
Các dạng đề về kể chuyện tưởng tượng
Dạng đề thứ nhất: Thay đổi ngôi kể ( hình dung mình là một nhân vật trong một câu chuyện nào đó để kể chuyện )
Dạng đề thứ hai: Mượn lời một đồ vật, con vật ( nhân hoá các nhân vật này để kể chuyện )
Dạng đề thứ ba: Tưởng tượng ra tình tiết mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ tư: Kể theo kết cục mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ năm: Kể chuyện tưởng tượng tự do.
Các đề bài luyện tập
Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,.
Đề 2: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
Đề 3: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật ( con vật cụ thể do học sinh chọn ) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
Đề 4: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ôtô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
Đề 5: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Các dạng đề về kể chuyện tưởng tượng
Dạng đề thứ nhất: Thay đổi ngôi kể ( hình dung mình là một nhân vật trong một câu chuyện nào đó để kể chuyện )
Dạng đề thứ hai: Mượn lời một đồ vật, con vật ( nhân hoá các nhân vật này để kể chuyện )
Dạng đề thứ ba: Tưởng tượng ra tình tiết mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ tư: Kể theo kết cục mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ năm: Kể chuyện tưởng tượng tự do.
Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,.
Đề 5: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Tìm ý
* Đề 1
- Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay.
Thuỷ Tinh tấn công Sơn Tinh với những vũ khí cũ nhưng mạnh hơn gấp bội lần như lũ quét, sóng thần.
Sơn Tinh dùng những vũ khí tối tân : máy xúc , máy ủi , xi măng , cốt thép. mạnh hơn gấp bội.
Cuối cùng Thuỷ Tinh phải chịu thua chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
* Đề 5
- Giới thiệu mình sau mười năm nữa ( bao nhiêu tuổi , làm gì và lí do trở lại thăm trường cũ...)
Kể lại những đổi thay của ngôi trường ( không gian , quang cảnh trường học , kiến trúc nhà cửa , phương tiện và đồ dùng hiện đại hơn. )
Kể lại cuộc gặp gỡ , đối thoại với thầy cô , học trò cũ, mới.
Trân trọng cảm ơn
Các vị đại biểu
Thầy giáo, cô giáo
Các em học sinh.
Xin chào các bạn học sinh lớp 6 trường THCS Bình Hoà thân yêu! Tôi là Mã Lương đây! Mã Lương trong truyện cổ tích " Cây bút thần " mà các bạn đã học đấy! Hôm qua tôi có đọc lại câu chuyện của mình trong sách học của các bạn. Đoạn kết có ghi thế này: " không ai biết Mã Lương đi đâu? ". Sau đó có một số ý kiến dự đoán: Có thể Mã Lương đã trở về quê cũ sống với người bạn ruộng đồng; có thể Mã Lương đi khắp đó đây, đem hết thời giờ và sức lực để vẽ cho những người nghèo khó.
Các bạn đều đoán gần đúng. Tôi cũng có về quê cũ một thời gian để giúp đỡ mọi người nghèo khó trên thế gian này. Nhưng có điều mà các bạn không biết: Tôi đã đi học. Vâng, tôi đã đi học các bạn ạ! Tôi đã học một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới ở Niu Oóc, ở Tô Ky ô, ở Bắc Kinh.Tôi cũng kết hợp học vẽ, thỉnh thoảng cũng tham gia các cuộc thi vẽ có giải cao. Có một đêm đã lâu rồi, tôi được gặp lại vị thần năm xưa. Vị thần bảo với tôi rằng: Ta cho con có sức khoẻ trường sinh bất lão. Nhưng ta sẽ thu lại phép của cây bút thần. Thực ra giờ đây khoa học thế giới có thể làm nên nhiều chuyện diệu kỳ hơn cả phép của bút thần. Ta chỉ thu phép của bút thôi, còn hình hài của nó con cứ giữ lấy mà làm kỷ niệm vì tên Mã Lương của con đã gắn liền với cây bút rồi. Nói rồi vị thần biến mất. Tôi sung sướng lạy tạ và trong lòng mình như thấy có thêm sức mạnh kỳ diệu.
Thầy giáo, cô giáo
Các em học sinh.
Môn ngữ văn 6
tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau rất thân thiết.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng cho rằng lão miệng
chẳng làm gì mà được ăn ngon.
Họ kéo đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết họ không làm gì cho lão Miệng ăn, không chung sống với lão Miệng nữa.
Họ không cho lão Miệng thanh minh rồi cả bọn kéo nhau về.
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa, đến ngày thứ bẩy cả bọn
lừ đừ, mệt mỏi.
Họ kéo nhau đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy, cho lão Miệng ăn. Lão Miệng dần tỉnh, cả bọn cũng thấy khoan khoái trở lại.
- Từ đó họ lại sống thân mật với nhau mỗi người một việc, không ai tị nạnh ai.
Tóm tắt những tình tiết chính của truyện " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. "
Ghi nhớ
. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Những tình tiết chính của truyện: " Truyện sáu con gia súc so bì công lao." ( Lục súc tranh công )
Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. sớm tối quây quần cùng con người trong công việc làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu.
Một hôm, trâu gặp người than thở mình là kẻ vất vả nhất mà ăn uống chỉ có rơm và cỏ. Trong khi đó, lũ chó chẳng làm gì mà được ăn ba bữa.
Nghe trâu nói, chó tức khí sủa vang kể công của mình và tị nạnh với ngựa. Ngựa khi nghe chó tị nạnh với mình thì hí vang kêu to kể công trạng của mình và tị nạnh với dê.
Dê nghe ngựa nói vểnh râu cãi lại kể công và tị nạnh với gà. Gà nghe dê nói với thái độ khinh bỉ kể công của mình và tị nạnh với lợn.
Lợn nghe gà nói đến mình liền ụt ịt phân bua và kể lại công trạng của mình với con người.
Nghe những con vật tự kể công của mình người kết luận: Cả sáu con đều có công lao, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn.
Những tình tiết chính của truyện " Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu "
Năm ấy vào đêm 29 tháng chạp, trong giấc mơ em đã gặp Lang Liêu thời vua Hùng đã cách đây mấy nghìn năm.
Em đã trò chuyện với Lang Liêu và Lang Liêu đã nói rằng: Ta vừa ở chỗ các vua Hùng đến đây. Ta rất sợ ngày nay bận việc, bánh chưng không có người làm, nên đi xem xét sự tình thế nào. Ta rất vui khi thấy nhà con còn giữ tục lệ nấu bánh chưng trong ngày Tết.
Trong cuộc trò chuyện đó Lang Liêu khẳng định rằng: Ta đã nói từ mấy nghìn năm trước, trên đời này không có gì quý bằng hạt gạo nuôi sống người. Ta nghèo tiền của thật nhưng giàu lòng với thóc gạo. Tuy thần có mách bảo ta cách làm nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ tứ quên ăn mất ngủ suốt nửa năm để nghĩ ra một thứ bánh vừa quen lại vừa lạ, vừa ngon lại vừa có ý nghĩa này.
- Khi tỉnh dậy em thấy đó chỉ là giấc mơ - nhưng là một giấc mơ tuyệt đẹp và hiểu hơn sự sâu sắc trong con người Lang Liêu.
Ghi nhớ
. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Ghi nhớ
. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng ta cần chú ý những điểm sau:
Xác định rõ chủ đề của câu chuyện ( mục đích kể chuyện )
Xác định rõ đối tượng kể.
Xác định nhân vật trong câu chuyện định kể.
Xác định ngôi kể.
Xác định trình tự kể.
Đặc biệt chú ý những chi tiết có tính chất tưởng tượng, sáng tạo.
Các dạng đề về kể chuyện tưởng tượng
Dạng đề thứ nhất: Thay đổi ngôi kể ( hình dung mình là một nhân vật trong một câu chuyện nào đó để kể chuyện )
Dạng đề thứ hai: Mượn lời một đồ vật, con vật ( nhân hoá các nhân vật này để kể chuyện )
Dạng đề thứ ba: Tưởng tượng ra tình tiết mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ tư: Kể theo kết cục mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ năm: Kể chuyện tưởng tượng tự do.
Các đề bài luyện tập
Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,.
Đề 2: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
Đề 3: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật ( con vật cụ thể do học sinh chọn ) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
Đề 4: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ôtô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
Đề 5: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Các dạng đề về kể chuyện tưởng tượng
Dạng đề thứ nhất: Thay đổi ngôi kể ( hình dung mình là một nhân vật trong một câu chuyện nào đó để kể chuyện )
Dạng đề thứ hai: Mượn lời một đồ vật, con vật ( nhân hoá các nhân vật này để kể chuyện )
Dạng đề thứ ba: Tưởng tượng ra tình tiết mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ tư: Kể theo kết cục mới cho một câu chuyện.
Dạng đề thứ năm: Kể chuyện tưởng tượng tự do.
Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,.
Đề 5: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Tìm ý
* Đề 1
- Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay.
Thuỷ Tinh tấn công Sơn Tinh với những vũ khí cũ nhưng mạnh hơn gấp bội lần như lũ quét, sóng thần.
Sơn Tinh dùng những vũ khí tối tân : máy xúc , máy ủi , xi măng , cốt thép. mạnh hơn gấp bội.
Cuối cùng Thuỷ Tinh phải chịu thua chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
* Đề 5
- Giới thiệu mình sau mười năm nữa ( bao nhiêu tuổi , làm gì và lí do trở lại thăm trường cũ...)
Kể lại những đổi thay của ngôi trường ( không gian , quang cảnh trường học , kiến trúc nhà cửa , phương tiện và đồ dùng hiện đại hơn. )
Kể lại cuộc gặp gỡ , đối thoại với thầy cô , học trò cũ, mới.
Trân trọng cảm ơn
Các vị đại biểu
Thầy giáo, cô giáo
Các em học sinh.
Xin chào các bạn học sinh lớp 6 trường THCS Bình Hoà thân yêu! Tôi là Mã Lương đây! Mã Lương trong truyện cổ tích " Cây bút thần " mà các bạn đã học đấy! Hôm qua tôi có đọc lại câu chuyện của mình trong sách học của các bạn. Đoạn kết có ghi thế này: " không ai biết Mã Lương đi đâu? ". Sau đó có một số ý kiến dự đoán: Có thể Mã Lương đã trở về quê cũ sống với người bạn ruộng đồng; có thể Mã Lương đi khắp đó đây, đem hết thời giờ và sức lực để vẽ cho những người nghèo khó.
Các bạn đều đoán gần đúng. Tôi cũng có về quê cũ một thời gian để giúp đỡ mọi người nghèo khó trên thế gian này. Nhưng có điều mà các bạn không biết: Tôi đã đi học. Vâng, tôi đã đi học các bạn ạ! Tôi đã học một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới ở Niu Oóc, ở Tô Ky ô, ở Bắc Kinh.Tôi cũng kết hợp học vẽ, thỉnh thoảng cũng tham gia các cuộc thi vẽ có giải cao. Có một đêm đã lâu rồi, tôi được gặp lại vị thần năm xưa. Vị thần bảo với tôi rằng: Ta cho con có sức khoẻ trường sinh bất lão. Nhưng ta sẽ thu lại phép của cây bút thần. Thực ra giờ đây khoa học thế giới có thể làm nên nhiều chuyện diệu kỳ hơn cả phép của bút thần. Ta chỉ thu phép của bút thôi, còn hình hài của nó con cứ giữ lấy mà làm kỷ niệm vì tên Mã Lương của con đã gắn liền với cây bút rồi. Nói rồi vị thần biến mất. Tôi sung sướng lạy tạ và trong lòng mình như thấy có thêm sức mạnh kỳ diệu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Tấm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)