Bài 12. Hô hấp ở thực vật

Chia sẻ bởi hoàng diệp sương | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Hô hấp ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HÔ HẤP SÁNG Ở THỰC VẬT
Người thực hiện: Hoàng Diệp Sương
Người trình bày: Lại Hoàng Khánh Huyền
Hô hấp sáng là gì ?
Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 xảy ra ở tế bào mô dậu của thực vật C3 khi có điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao
Không tạo ra năng lượng nhưng tiêu tốn 30 – 50 % sản phẩm quang hợp; đồng thời tạo ra các sản phẩm trung gian có ý nghĩa trong quá trình tổng hợp các chất như protein, gluxit
Cơ chế hô hấp sáng
Khi lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tích lũy lại nhiều ( gấp 10 lần CO2 ),hoạt tính oxigenaza của enzym Rubisco xúc tác quá trình oxi hóa RiDP tạo thành Axit Photpho Glixeric - APG và Axit Glicolic – AG
APG đi vào chu trình C3 , AG rời lục lạp tiến vào Peroxixom và ti thể
Tiến trình hô hấp sáng
 
Tiến trình hô hấp sáng
 
Peroxixom
Tiến trình hô hấp sáng
⁕ Trong ti thể: 2 phân tử Glycin tách CO2 tạo ra 1 phân tử Sêrin đi vào Peroxysom. Ở đó, Sêrin sẽ bị biến đổi tạo hidroxypiruvat và glixêrat. Glixêrat đi vào lục lạp kết hợp với ATP tạo thành axit- photphoglyxerit – APG tham gia vào chu trình C3
Ti thể
Sơ đồ tiến trình hô hấp sáng
ở thực vật C3
Kiến thức tham khảo
Như đã nói, quá trình hô hấp sáng được tiến hành nhờ hoạt tính oxigenaza của enzym Rubisco. Cụ thể Rubisco xúc tác phản ứng RuBP(Ribulozo Bisphotphat) như sau:
RuBP + O2 Photphoglycolat (PPG) + 3photphoglycerat (PGA) + 2H+
2 phân tử O2 tiêu tốn trong hô hấp sáng thì 1 phân tử CO2 được sản sinh
Toàn bộ quá trình chuyển hóa PPG trong HHS được gọi là chu trình C2 Glycolat hoặc chu trình Oxi hóa cacbon quang hợp

Thanks for watching !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoàng diệp sương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)