Bài 12. Hô hấp ở thực vật

Chia sẻ bởi nguyễn thị kim hằng | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Hô hấp ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Quan sát hình em hãy cho biết người ta bảo quản nông sản bằng cách nào?
Phơi khô  bảo quản khô
Bảo quản lạnh
Sử dụng CO2 để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm tươi sống
TIẾT 12_BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
III. HÔ HẤP SÁNG
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
Không khí
Dung dịch KOH hấp thụ CO2
Hạt đậu nảy mầm
Nước vôi vẩn đục
Nước vôi
Nước vôi trong bình bị vẩn đục là do hoạt động nảy mầm thải ra khí CO2.
Phát hiện sự thải khí CO2
Vì sao nước vôi trong ống bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động?
Thí nghiệm 1:
0 1 2 3 4 5 6
Vôi xút
Hạt nảy mầm
Giọt nước di chyển về phía trái do thể tích khí trong bình giảm, oxi đã bị hút do quá trình hô hấp diễn ra
Phát hiện sự hấp thụ oxi
Thí nghiệm 2:
Tại sao giọt nước trong ống mao dẫn lại di chuyển về phía trái?
Hạt nảy mầm
Bình thủy tinh
Mùn cưa

Nhiệt độ trong bình cao hơn nhiệt độ bên ngoài chứng tỏ điều gì?
Phát hiện sự tăng nhiệt độ
Thí nghiệm 3:
I – KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Hô hấp ở thực vật là gì?
I – KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
2. Phương trình hô hấp tổng quát
Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
 C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt)
Viết PTTQ của quá trình hô hấp?
I – KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
2. Phương tình hô hấp tổng quát
3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng: ATP + nhiệt)
 Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
 Một phần năng lượng được giải phóng ở dạng nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các phản ứng enzim.
 Qúa trình hô hấp hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
II – CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Quan sát hình em hãy nêu các con đường hô hấp ở thực vật?
Hô hấp ở thực vật
Phân giải kị khí

II – CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Phân giải hiếu khí

Dựa vào sơ đồ hình 12.2 SGK trang 53 thảo luận nhóm để hoàn thành bảng sau
Không cần ôxi
Tế bào chất
Rượu êtilic, axít lactic
- C6 H12O6 -----> 2 rượu êtilic + 2 CO2 + 2 ATP + Nhiệt
- C6 H12O6 -----> 2 axit lactic + 2 ATP + Nhiệt
Đường phân, Lên men
2 ATP
Cần ôxi
Tế bào chất, ti thể
Đường phân,
Chu trình Crep,
Chuỗi chuyền electron.
CO2 , H2O
36-38 ATP
C6 H12O6 + 6O2 + 6 H2O -> 6 CO2 + 12H2 O + (36 -38) ATP + Nhiệt
So sánh hiệu quả năng lượng giữa phân giải hiếu khí so với phân giải kị khí?
Trong trồng trọt làm thế nào hạn chế quá trình phân giải kị khí?
Chúng ta nên cày, bừa, xới xáo làm cho đất tơi xốp thoáng khí cung cấp ôxi sẽ hạn chế được quá trình phân giải kị khí xảy ra.
 1. Phân giải hiếu khí (Có ôxi):
- Xảy ra theo các giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển electron
- C6 H12O6 + 6O2 +6 H2O -> 6 CO2 + 12H2 O + (36 -38) ATP + Nhiệt
 2. Phân giải kị khí (không có ôxi):
- Gồm các giai đoạn: đường phân và lên men ( tạo ra các sản phẩm còn nhiều năng lượng: rượu etilic, axit lactic)
- C6 H12O6 -----> 2 rượu êtilic + 2 CO2 + 2 ATP + Nhiệt
- C6 H12O6 -----> 2 axit lactic + 2 ATP + Nhiệt
Quan sát hình em hãy cho biết giai đoạn chung của quá trình phân giải hiếu khí và kị khí?
A. Lên men
Sơ đồ Phân giải kị khí (trong tế bào chất)
Quan sát sơ đồ trên và cho biết từ 1 phân tử glucozo qua giai đoạn đường phân, có bao nhiêu phân tử ATP và axit pyruvic được tạo thành?
2 ATP và 3 axit pyruvic
2 ATP và 2 axit pyruvic
1 ATP và 2 axit pyruvic
1
2
3
4
Màng ngoài
Màng trong
Mào
( có nhiều enzym hô hấp)
Chất nền
(chứa AND và ribôxôm)
Dựa vào kiến thức lớp 10, hãy mô tả cấu tạo của ti thể là bào quan hô hấp hiếu khí?
Ti thể ví như là một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP .

Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
Vai trò của ti thể trong quá trình hô hấp hiếu khí là gì?
Khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì tất cả các nhóm thực vật đều có khí khổng đóng.
Khi khí khổng đóng thì CO2 không khuếch tán vào dịch bào của lá.
Ở thực vật C4 và CAM do cơ chế dự trữ CO2 theo chu trình C4 nên khi khí khổng đóng vẫn có CO2 cho quang hợp.
Còn ở thực vật C3 khi khí khổng đóng làm cho CO2 không đi vào lá thì trong dịch bào của lá không có CO2 để cung cấp cho quang hợp.
Khi đó sẽ xảy ra hô hấp sáng.
III –HÔ HẤP SÁNG
APG (C3)
Axit Glicôlic(C2)
Ánh sáng
RiDP (C5)
Lục lạp
Sêrin
Glixin
CO2
Ti thể
Axit Glicôlic
Axit Gliôxilic
Perôxixôm
O2
Tại sao nói hô hấp sáng ở thực vật làm giảm hiệu quả quang hợp?
 Là quá trình hấp thụ ôxi và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
 Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều).
 Với sự tham gia của ba bào quan: ti thể, lục lạp, perôxixôm.
 Xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu hao nhiều sản phẩm quang hợp ( 30 – 50%).
Trong điều kiện quang hợp bình thường, thì 1 phân tử RiDP (C5) kết hợp với 1 phân tử CO2 sẽ tạo ra 2 APG. Sau đó APG được biến đổi thành ALPG và từ ALPG hình thành nên glucôzơ và các sản phẩm khác .

Khi có hô hấp sáng, thì từ 1 phân tử RiDP (C5) chỉ hình thành được 1 APG cho nên làm giảm 50% hiệu quả quang hợp.
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
ATP
PTTQ của quang hợp :
PTTQ của hô hấp:
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ như thế nào???
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
 Quang hợp tích lũy năng lượng, tạo chất hữu cơ, ôxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp.

 Ngược lại hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình quang hợp ( sắc tố, enzim, chất nhận CO2 ) tạo ra CO2 , H2O là nguyên liệu cho quang hợp.
HÔ HẤP
Nước
T0
O2
CO2
 Cường độ hô hấp …………….. với hàm lượng nước
 Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp….. …vượt quá nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp………
 Cường độ hô hấp.................... với nồng độ ôxi.
 Cường độ hô hấp……………… ..với nồng độ CO2 .
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
Có những nhân tố môi trường nào ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của thực vật?
tỉ lệ thuận
tăng
giảm.
tỉ lệ nghịch
tỉ lệ thuận
Trái đất đang ngày một nóng lên, nồng độ CO2 trong môi trường tăng cao gây ức chế quá trình hô hấp ở thực vật dẫn đến đe dọa môi trường sống của con người.
Vậy để cây xanh hô hấp tốt chúng ta phải làm gì?
Trong bảo quản hạt giống, hoa, quả quá trình hô hấp mạnh lại toả ra một lượng nhiệt lớn làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Chúng ta phải làm gì để bảo quản hạt, củ, quả sau thu hoạch?
Bảo quản khô: giảm lượng nước ( phơi, sấy)->tốc độ hô hấp giảm
Bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp-> ức chế hô hấp
Nồng độ CO2 cao ức chế hô hấp
Cần hạn chế hô hấp bằng cách:
CỦNG CỐ
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
A. Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
B. Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích lũy năng lượng.
C. Một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt thuận lợi cho các phản ứng enzim.
D. Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
Câu 2: Bảng sau cho biết một số thông tin về hô hấp hiếu khí ở thực vật.
Trong các tổ hợp ghép đôi ở dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. B. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a.
C. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.
Câu 3: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ ôxi và giải phóng CO­2 ở ngoài sáng, chủ yếu xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện cường độ ánh sáng cao ( CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều) với sự tham gia của 3 bào quan
lục lạp, perôxixôm, ty thể.
B. lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.
C. lục lạp, lizôxôm, ty thể.
D. lục lạp, ribôxôm, ty thể.
Câu 4: Trong quá trình hô hấp ở thực vật cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với
hàm lượng nước, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ CO2
C. nồng độ CO2 , nhiệt độ.
D. hàm lượng nước, nồng độ ôxi.
Câu 5: Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta không dùng biện pháp bảo quản
lạnh (nhiệt độ thấp).
B. trong nồng độ O2 cao. .
C. khô (giảm lượng nước)
D. trong nồng độ CO2 cao.
DẶN DÒ
- Tìm hiểu trước bài thực hành: “ Phát hiện diệp lục và carôtenôit”
Lên phòng thực hành đúng giờ.
- Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị kim hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)