Bài 12. Hô hấp ở thực vật

Chia sẻ bởi Hồ Thị Nối | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Hô hấp ở thực vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống?
a, Quang hợp(1)................khoảng 90% đến 95%(2)................cây trồng.
b, Năng suất(3).................là tổng lượng(4).......... tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
c, Năng suất(5)............ là một phần của
(6)............... ..........................được tích lũy trong các quan(7)................................. ............... đối với con người.
Câu 2: Nêu những phương pháp điều khiển quang hợp nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng?
KIỂM TRA BÀI CŨ
quyết định
năng suất
sinh học
chất khô
kinh tế
năng suất sinh học
chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế
? Cơ quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
? Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
Đ.A: Lá
Đ.A: Lục lạp
Ở thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Qúa trình hô hấp xảy ra ở mọi tế bào có chứa ti thể nhưng mạnh nhất ở các cơ quan đang sinh trưởng: hạt đang nảy mầm, chóp rễ, đỉnh sinh trưởng.....
 
BÀI 12
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
3
Cấu tạo của ti thể
Câu 1: ở thực vật cơ quan nào thực hiện chức năng hô hấp:
a, Hạt đang nảy mầm
b, Hoa và quả đang sinh trưởng mạnh
c, Không có cơ quan chuyên trách
d, a và b
Câu 2: Ở thực vật, bào quan nào thực hiện chức năng hô hấp?
a, Lục lạp.
b, Nhân tế bào.
c, Ribôxôm
d, Ti thể
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰ VẬT
1. Hô hấp ở thự vật là gì?
Thí nghiệm 1: chứng minh quá trình hô hấp thải ra khí CO2
Thí nghiệm 2: chứng minh quá trình hô hấp hút khí O2
Thí nghiệm 3: chứng minh quá trình hô hấp sinh nhiệt
PHƯƠNG TRÌNH HÔ HẤP TỔNG QUÁT
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)
Dựa vào phương trình tổng quát hình thành khái niệm hô hấp ở thực vật?
Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O đồng thời giải phóng nhiệt năng và tích lũy năng lượng dạng ATP
I – KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
* Phương tình hô hấp tổng quát
2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng: ATP + nhiệt)
 Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
 Một phần năng lượng được giải phóng ở dạng nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các phản ứng enzim.
 Qúa trình hô hấp hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
II. Con đường hô hấp ở thực vật
1. Phân giải kị khí





Axit lactic (C3H6O3)

2 ATP
0 ATP












*Phân giải kị khí:
2 giai đoạn: đường phân và lên men.
-Xảy ra tại tế bào chất.
Sản phẩm là rượu etilic hoặc axit lactic.
NL: Tạo 2ATP
Phương trình tổng quát
C6H12O6  2 êtilic + 2CO2 + 2ATP + Nhiệt
C6H12O6  2 axit lactic + 2ATP + Nhiệt











II. Con đường hô hấp ở thực vật
2. Phân giải hiếu khí















*Phân giải hiếu khí: 3 giai đoạn.
- Giai đoạn1 đường phân: Xảy ra tại tế bào chất, phân giải đường tạo axit piruvic, xảy ra trong điều kiện kị khí
Giai đoạn 2 chu trình crep : xảy ra trong chất nền của ti thể, cần ôxi. Axit piruvic bị oxi hóa hoàn toàn
Giai đoạn 3 chuỗi chuyền e hô hấp: xảy ra ở màng trong ti thể trong điều kiện có ôxi.
*Sản phẩm cuối cùng là CO2’ H2O, tạo 36 -38 ATP.
Phương trình tổng quát
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O  6CO2 + 12H2O + NL ((36 - 38) ATP + Nhiệt)












Trong trồng trọt làm thế nào hạn chế quá trình phân giải kị khí?
Chúng ta nên cày, bừa, xới xáo làm cho đất tơi xốp thoáng khí cung cấp ôxi sẽ hạn chế được quá trình phân giải kị khí xảy ra.
Phân giải kị khí hay phân giải hiếu khí tích lũy nhiều năng lượng hơn?
Khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì tất cả các nhóm thực vật đều có khí khổng đóng. Khi khí khổng đóng thì CO2 không khuếch tán vào dịch bào của lá.
Ở thực vật C4 và CAM do cơ chế dự trữ CO2 theo chu trình C4 nên khi khí khổng đóng vẫn có CO2 cho quang hợp.
Còn ở thực vật C3 khi khí khổng đóng làm cho CO2 không đi vào lá thì trong dịch bào của lá không có CO2 để cung cấp cho quang hợp.
Khi đó sẽ xảy ra hô hấp sáng.
+ Hô hấp sáng: Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
+ Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều) với sự tham gia của ba bào quan: Ti thể, lục lạp, perôxixôm.
+ Hô hấp sáng có đặc điểm: Xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu hao rất nhiều sản phẩm quang hợp (30 – 50%).
II. Hô hấp sáng
Hô hấp sáng là gì? Đặc điểm của hô hấp sáng?
Trong điều kiện quang hợp bình thường, thì 1 phân tử RiDP (C5) kết hợp với 1 phân tử CO2 sẽ tạo ra 2 APG. Sau đó APG được biến đổi thành ALPG và từ ALPG hình thành nên glucôzơ và các sản phẩm khác .
Khi có hô hấp sáng, thì từ 1 phân tử RiDP (C5) chỉ hình thành được 1 APG cho nên làm giảm 50% hiệu quả quang hợp.
Tại sao nói hô hấp sáng ở thực vật làm giảm hiệu quả quang hợp?
PTTQ của quang hợp :
PTTQ của hô hấp:
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
Quang hợp và hô hấp có mối quan hệ như thế nào???
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
- Quang hợp tích lũy năng lượng, tạo chất hữu cơ, ôxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
- Ngược lại hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình quang hợp ( sắc tố, enzim, chất nhận CO2 ) tạo ra CO2 , H2O là nguyên liệu cho quang hợp.
HÔ HẤP
Nước
T0
O2
CO2
a, Cường độ hô hấp …………….. với hàm lượng nước
b, Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp….. …vượt quá nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp………
c, Cường độ hô hấp.................... với nồng độ ôxi.
d, Cường độ hô hấp…………… với nồng độ CO2 .
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường
IV – QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG
Có những nhân tố môi trường nào ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của thực vật?
tỉ lệ thuận
tăng
giảm.
tỉ lệ nghịch
tỉ lệ thuận
Trái đất đang ngày một nóng lên, nồng độ CO2 trong môi trường tăng cao gây ức chế quá trình hô hấp ở thực vật dẫn đến đe dọa môi trường sống của con người.
Vậy để cây xanh hô hấp tốt chúng ta phải làm gì?
Trong bảo quản hạt giống, hoa, quả quá trình hô hấp mạnh lại toả ra một lượng nhiệt lớn làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Chúng ta phải làm gì để bảo quản hạt, củ, quả sau thu hoạch?
Bảo quản khô: giảm lượng nước ( phơi, sấy)->tốc độ hô hấp giảm
Bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp-> ức chế hô hấp
Nồng độ CO2 cao ức chế hô hấp
Cần hạn chế hô hấp bằng cách:
CỦNG CỐ
1. Phân biệt các giai đoạn của phân giải hiếu khí?
2. Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
A. Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
B. Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích lũy năng lượng.
C. Một phần năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt thuận lợi cho các phản ứng enzim.
D. Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
Câu 2: Bảng sau cho biết một số thông tin về hô hấp hiếu khí ở thực vật.
Trong các tổ hợp ghép đôi ở dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. B. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a.
C. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.
Câu 3: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ ôxi và giải phóng CO­2 ở ngoài sáng, chủ yếu xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện cường độ ánh sáng cao ( CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều) với sự tham gia của 3 bào quan
lục lạp, perôxixôm, ty thể.
B. lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.
C. lục lạp, lizôxôm, ty thể.
D. lục lạp, ribôxôm, ty thể.
Câu 4: Trong quá trình hô hấp ở thực vật cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với
hàm lượng nước, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ CO2
C. nồng độ CO2 , nhiệt độ.
D. hàm lượng nước, nồng độ ôxi.
Câu 5: Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta không dùng biện pháp bảo quản
lạnh (nhiệt độ thấp).
B. trong nồng độ O2 cao. .
C. khô (giảm lượng nước)
D. trong nồng độ CO2 cao.
2 giai đoạn: Đường phân và lên men.
3 giai đoạn: Đường phân; chu trình Crep và chuỗi chuyền (e).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Nối
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)