Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Nhàn | Ngày 29/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?

Bài 12:
Đời sống kinh tế, văn hoá.
Ti?t 18 I/ Đời sống kinh tế.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Nông nghiệp là nền tảng.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua nhưng do nông dân canh tác.
Em hãy cho biết ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý ?
Ruộng đất thời Lý thuộc quyền sở hữu của ai ? Do ai canh tác ?
Năm 1038, mùa xuân, vua (Thái Tông) ngự ra Bố Hải Khẩu ( thị xã Thái Bình) cày ruộng tịch điền, sai hữu ti dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần Nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả hữu có người can rằng: "Đó là công việc của người nông phu, bệ hạ cần gì làm thế". Vua đáp: " Trẫm không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo".

Theo em, việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
Quan sát hình 22, mô tả và nêu hiểu biết về Đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Lý ?
Thảo luận nhóm
Em hãy đọc sgk từ : "Nhà Lý.. triều Lý Anh Tông." và thảo luận nhóm vào phiếu học tập:
Em hãy nêu những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp?
Em có nhận xét gì về những biện pháp trên của nhà Lý?
Kết quả những biện pháp này là gì?
Theo em, nguyên nhân tại sao lại có kết quả như vậy?

đáp án
1. Biện pháp:
- Khai khẩn đất hoang
- Đào kênh mương, đắp đê phòng lụt.
- Ban lệnh cấm giết trâu bò
2. Nhận xét: Đó là những chính sách tiến bộ, có tác dụng, ý nghĩa đối với sản xuất đặc biệt là trong buổi đầu dựng nước.
3. Kết quả: Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục
4. Nguyên nhân: Nhà nước quan tâm, chăm lo và có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp
Việc ban lệnh cấm giết trâu bò nhằm mục đích gì? Theo em, điều luật này được ghi ở bộ luật nào? Ban hành năm nào?
Mục đích bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
Điều luật này được ghi ở bộ Luật Hình thư, ban hành năm 1042
2/Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a/ Thủ công nghiệp:

Tháng 2 năm 1040, "vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa".
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Nêu một số nghề thủ công cổ truyền của nước ta mà em biết ?
Nội dung đoạn in nghiêng cho em biết nghề nào phát triển ?
Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa
của Đại Việt thời đó? Vì sao vua Lý
lại không dùng gấm vóc của nhà Tống?
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa nghìn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Câu ca dao trên nói đến nghề gì phát triển ở kinh thành Thăng Long? Kể tên một số phố gắn với sự phát triển của các nghề thủ công ở Thăng Long thời Lý?
Đĩa men ngọc thời Lý
Quan sát tranh, mô tả và nhận xét về nghề làm đồ gốm của nước ta dưới thời Lý ?

Theo em, b­íc ph¸t triÓn míi cña
thñ c«ng nghiÖp lµ g×?
2/Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a/ Thủ công nghiệp:

Nhiều ngành nghề thủ công phát triển
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kĩ thuật, chất lượng cao
-Năm 1012, Lý Công Uẩn xin vua Tống cho thuyền buôn thương nhân tới Ung Châu buôn bán. Vua Tống bằng lòng cho buôn bán ở Quảng Châu, Khâm Châu.
-Nhà Lý cho phép các thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số địa điểm như ở hải đảo, biên giới, một số địa phương nhất định để nhà nước dễ kiểm soát.
Những chi tiết này có ý nghĩa gì? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, biên giới mà không cho họ tự do đi lại, buôn bán ở nội địa?
" Kỉ Tị ( 1149) mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa( đảo Gia -va - In đô nê xi a), Lộ Lạc (vương quốc La -vô- Thái Lan), Xiêm La (Thái Lan) vào Hải Đông( Quảng Ninh xin cư trú buôn bán, nhà Lý bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương".
Giáp Thìn, năm 1184, người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề ( Pa- Lem - bang ở phía tây In - đô - nê- xi- a) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin
buôn bán".
Qua đoạn tư liệu trên, theo em, việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta thời đó như thế nào?
2/Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a/ Thủ công nghiệp:

b/ Thương nghiệp
Dựa vào sgk, những tư liệu vừa tìm hiểu,
em hãy nêu những nét nổi bật
về thương nghiệp thời Lý?
Buôn bán trong nước và ngoài nước được mở mang, phát triển
Hướng dẫn hoạt động tiếp nối

Vì sao kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp Đại Việt lại phát triển?
Em hãy nêu mối quan hệ giữa
nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp ?
Mối quan hệ mật thiết, nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu của Đại Việt, nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định -> là cơ sở phát triển của thủ công nghiệp -> thúc đẩy thương nghiệp phát triển .
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Nông nghiệp
Bài tập trắc nghiệm

Nhà Lý đã làm gì để phát triển sản xuất nông nghiệp, chọn ý đúng trong các ý sau :
Ban hành luật cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Vua Lý còn lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu những người có công, làm các đình chùa.
Khuyến khích khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.
Các vua Lý về các địa phương cày tịch điền.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)