Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá
Chia sẻ bởi Bac Huong Tra |
Ngày 29/04/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
Tiết 21- (II): Sinh hoạt xã hội và văn hóa
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
Để giữ vững nền thống trị, bảo vệ sự thống nhất đất nước, hai triều đại Đinh, Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng một chính quyền khá hoàn chỉnh.
? Thời Đinh, tiền Lê xã hội được phân chia như thế nào? (Gồm những giai cấp nào?)
Giai cấp thống trị:
Giai cấp bị trị:
? Giai cấp thống trị gồm có những ai?
? Giai cấp bị trị gồm có những tầng lớp nào?
Vua, quan lại
Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, và một số ít địa chủ, nô tì.
Đến thời nhà Lý, xã hội Đại Việt lại có những bước đổi mới hơn.
? Xã hội thời Lý có mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào?
- Gồm 2 giai cấp: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
? Nêu một số hiểu biết của em về giai cấp thống trị?
- Giai cấp thống trị: gồm vua, quan, địa chủ.
Quan lại
Hoàng tử, công chúa
Nông dân giàu
được cấp
hoặc có ruộng
Địa chủ
? Giai cấp bị trị gồm có các tầng lớp nào?
- Nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân:
? Em thấy tầng lớp nông dân có cuộc sống như thế nào?
Chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu, cày cấy ruộng và nộp tô thuế.
Tầng lớp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, chiếm 90-95% dân số. Có những nông dân nghèo khổ phải rời bỏ quê hương đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Nông dân bị phân hóa sâu sắc: Có nông dân từ 18 tuổi trở lên được nhận đất công của làng xã trở thành nông dân thường. Một bộ phận nông dân không có ruộng phải nhận ruộng của địa chủ, cày cấy, nộp tô thuế cho địa chủ, trở thành nông dân tá điền. Một số nông dân có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
Ngoài ra trong xã hội còn có người làm nghề thủ công và thương nhân.
? Đời sống của thợ thủ công, thương nhân như thế nào?
+ Thợ thủ công, thương nhân:
Rèn công cụ, sản xuất đồ dùng.
Thợ thủ công, thương nhân làm việc trong các công xưởng thủ công, họ trao đổi buôn bán, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
Một tầng lớp nữa trong giai cấp bị trị không thể thiếu được, đó là tầng lớp nô tì.
+ Nô tì:
? Nô tì xuất thân từ đâu? Đời sống của họ như thế nào?
Là tầng lớp thấp nhất. Họ phục vụ trong các cung điện hoặc trong các nhà quan.
So với xã hội phong kiến ở phương Tây, tầng lớp nô tì ở Đại Việt rất ít, chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Trong khi đó ở xã hội phong kiến phương Tây thì tầng lớp này chiếm phần đông.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
? Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về xã hội phong kiến dưới thời Lý? So sánh với xã hội thời Đinh, Tiền Lê?
THẢO LUẬN
?
Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. So với thời Đinh, tiền Lê sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn. Số địa chủ nhiều hơn, số nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật về mặt xã hội , nước Đại Việt thời Lý cũng có bước phát triển vượt bậc về văn hóa, giáo dục.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Em hãy sơ lược tình hình giáo dục và văn hóa thời Đinh, Tiền Lê? (Bài 9, phần II)
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Giáo dục chưa phát triển, nho học đã xâm nhập vào nước ta.
Đạo phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư được nhân dân quý trọng.
Xây dựng nhiều chùa chiền. Phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian.
Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó, đến thời Lý tình hình văn hóa, giáo dục có rất nhiều tiến bộ…
* Giáo dục.
Giáo dục thời Lý có rất nhiều tiến bộ, cơ sở Văn Miếu đã được hình thành.
? Văn Miếu được xây dựng vào năm nào? Để làm gì?
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.
- Để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Mô hình toàn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám
? Em biết gì về Văn Miếu?
Văn Miếu chính thức được xây dựng vào tháng 9 năm 1070. Đây là miếu thờ tổ đạo nho Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, rộng 75m.
Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Trước kia là nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ và thu nhận các học trò giỏi. Nay là nơi tham quan của người trong và ngoài nước và nơi khen tặng quà cho học sinh thi đỗ điểm cao và học xuất sắc và còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kì thi.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Cùng với việc xây dựng Văn Miếu, nhà Lý đã tổ chức những kì thi để kén chọn nhân tài.
? Khoa thi đầu tiên mở vào thời gian nào?
Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
Ngay sau đó, năm 1076, Quốc tử giám được dựng lên trong khu Văn Miếu, được coi là trường Đại học đầu tiên của nước Đại việt.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám
? Thành lập Quốc Tử Giám để làm gì?
để cho con em quý tộc học.
? Việc mở Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào?
- Đào tạo những người tài giỏi cho đất nước. Chính nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước dưới triều đại nhà Lý nói riêng và cho dân tộc việt Nam nói chung. Lê Văn Thịnh – người đỗ trạng nguyên trong khoa thi đầu tiên năm đó.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN MIẾU
Khuê Văn Các – Quốc Tử Giám
Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội được coi như những pho sử đá về giáo dục nho học Việt Nam. Văn bia ghi lại lịch sử cụ thể của từng khoa thi. Các bài văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn nên về cơ bản đều là những tác phẩm văn học vô giá. Bia được đặt trên lưng con rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, kiến trúc và tinh thần hiếu học của người Việt nam được duy trì từ xưa đến nay. Văn miếu – Quốc Tử Giám xứng đáng tiêu biểu cho văn hóa 1000 năm Thăng Long, và đáng quý hơn là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong suốt ngàn năm qua cần được lưu giữ và phát huy.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Qua đây em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Lý?
=> Nhà nước quan tâm tới giáo dục, khoa cử.
Nhưng thi cử chưa có nề nếp, quy củ. Khi nào Nhà nước có nhu cầu cần người tài mới mở khoa thi. Chỉ con nhà giàu và con quan lại mới được đi học.
? Em hãy so sánh tình hình giáo dục thời Lý với thời Tiền Lê?
Sự phát triển của giáo dục tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của văn học, lịch sử, luật pháp... Đặc biệt với sự xuất hiện của bài thơ thần nổi tiếng “Nam Quốc sơn hà” đã khẳng định quyền độc lập, tự chủ của quốc gia dân tộc và đánh dấu sự phát triển của văn học chữ Hán.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
* Văn hóa.
Như chúng ta đã biết, thời Đinh, Tiền Lê đạo phật rất được trọng dụng.
? Em hãy nêu vị trí của đạo phật dưới thời Lý? Lấy ví dụ?
- Đạo phật rất phát triển, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc đồng...
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Lý Công Uẩn mới lên ngôi đã phát hai vạn quan tiền để thuê thợ xây dựng 8 ngôi chùa ở quê mình, lại phát hàng vạn quan dựng nhiều chùa ở kinh đô, sửa sang chùa quán ở các lộ, cho phép hơn 1000 người ở Thăng Long làm sư.
Đó là một đặc điểm của thời Lý, phật giáo phát triển rộng khắp trong nhân dân
? Vì sao nhà Lý đại sùng bái đạo phật?
- Sự phát triển của Phật giáo ở thời Lý là sự tiếp tục của các triều đại trước. Mặt khác, Lý Công Uẩn lên ngôi vua là nhờ thế lực Phật giáo, đứng đầu là sư Vạn Hạnh cùng các triều thần ủng hộ. Các nhà sư có học vấn uyên bác được triều đình và nhân dân rất tôn trọng.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Tượng phật A-di-đà
(Chùa Phật Tích – Bắc Ninh)
? Nhìn tượng phật em có nhận xét gì? (Hình dáng, cách điêu khắc)
Tượng phật được làm bằng đá, cao gần 2m, được chia thành hai phần: tượng và bệ đá hoa sen. Tượng phật A-di-đà được xếp bằng tròn, hai bàn tay để ngửa và xếp chồng lên nhau ngay trước bụng. Cả thân tượng ngồi tĩnh tọa trên đài sen. Nếp áo dài buông xuống phủ kín hai bàn chân. Khuôn mặt phật hiền từ với đôi tai dài, đôi mắt lim dim vẻ suy tư. Bệ đá hình một bông sen nở rộ...Chiêm bái pho tượng chính là để cảm nhận và thực tập triết lí sống thanh tịnh, từ bi, hỉ xả muôn đời bất diệt.
Đây là một tác phẩm điêu khắc đặc sắc thời nhà Lý.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Bức tượng phật A-di-đà chùa Phật Tích đã nói lên điều gì?
- Văn hóa phật giáo phát triển mạnh.
? Ngoài ra, thời nhà Lý còn có các loại hình văn hóa nào khác?
- Nhân dân ưa ca hát, nhảy múa, đấu vật, đua thuyền.
Hội Gióng. Đức Thánh Gióng tiêu biểu cho truyền thống chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta. Hội Gióng diễn lại tiến trình đánh giặc Ân của Thánh Gióng.
Tất cả các loại hình văn hóa dân gian này đến ngày nay vẫn được nhân dân ta giữ gìn, bảo tồn và ngày càng trở nên gần gũi với nhân dân.
Ca hát, nhảy múa
Tranh đấu vật
Đua thuyền
Đấu vật
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Khi tìm hiểu thành tựu văn hóa của các triều đại, chúng ta không thể không kể đến kiến trúc và điêu khắc.
? Em thấy kiến trúc và điêu khắc thời Lý phát triển như thế nào? Hãy so sánh với thời Tiền Lê?
- Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển:
? Kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu?
Xây dựng chùa Một Cột, Tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang...
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
? Em biết gì về chùa Một Cột?
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu) – Phúc lành dài lâu, được xây năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, khi vua về già chưa có con trai nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm,vua mơ thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước phía tây thành Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ đức Phật Quan Âm.Chùa được đặt trên 1 cột đá cao giống như ngó sen. Bên trên cột là ngôi chùa giống như bông Sen mọc trên mặt nước. Chùa có cấu tạo hình vuông, mỗi bên 3m, mái cong, cột đá có đường kính 1,2m, cao 4m. Gồm 2 trụ đá ghép lại với nhau rất khéo, thoạt nhìn như một khối liền. Tầng trên hoàn toàn bằng gỗ, có một hệ thống mộng giằng chéo từ cột lớn đến sàn, không chỉ tạo thế vững chắc mà còn đem lại nét lượn đẹp như những cánh sen.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Việc xây dựng chùa Một Cột nói lên điều gì?
- Nghệ thuật kiến trúc và đạo phật rất phát triển.
Là công trình kiến trúc độc đáo.Với lịch sử gần 1000 năm, chùa Một Cột được coi là Quốc Tự và là một nơi rất linh thiêng, được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1962. Chùa Một Cột là biểu tượng của đất Thăng long ngàn năm Văn hiến, được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện và tham quan.
Hình rồng thời Lý
? Quan sát tranh, em thấy rồng thời lý có hình dáng như thế nào?
Toàn bộ con rồng có hoa văn uốn lượn theo hình chữ S, tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Thân Rồng uốn hình Sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết theo năm, tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại, uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con Rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ đều đặn và liền mạch, đầu Rồng có bờm dài, râu cằm, mắt lồi to, có hàm mở rộng có răng nanh ngất lên, có mào ở mũi. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc -> thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Qua đây, em có nhận xét gì về trình độ điêu khắc thời Lý?
- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?
=> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long.
Sự phát triển của các mặt giáo dục, văn hóa, xã hội đã xác nhận khả năng xây dựng nền độc lập của nước ta lúc bấy giờ: Sự hình thành một nền văn hóa dân tộc – văn hóa Thăng Long.
Giai cấp thống trị
vua
Quan
Địa chủ
Nông dân giàu
Quan lại
Hoàng tử
Công chúa
? Xã hội thời Lý có mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào?
? Trong giai cấp thống trị gồm có những tầng lớp nào?
? Tầng lớp địa chủ gồm có những ai?
Giai cấp bị trị
Nông dân
Thợ thủ công
Thương nhân
Nô tì
Địa chủ
Nông dân
thường
Nông dân
tá điền
Tù binh
Bị tội
nặng
Tự bán
thân
? Giai cấp bị trị gồm có các tầng lớp nào trong xã hội?
? Tầng lớp nông dân bị phân hóa như thế nào?
? Những ai trong xã hội trở thành tầng lớp nô tì?
L Ê V Ă N T H Ị N H
N A M Q U Ố C S Ơ N H À
L Ý C Ô N G U Ẩ N
N H À L Ý
H À N Ộ I
H Ọ C T R Ò
V Ă N H Ó A
Y Ê N P H O N G
H Ộ I G I Ó N G
GIẢI Ô CHỮ
1. Là trạng nguyên trong khoa thi đầu tiên, năm 1075, ông là ai? (Gồm 10 chữ cái).
2. Gồm 6 chữ cái, ngày nay người đi học gọi là học sinh, còn thời phong kiến còn gọi học sinh bằng cái tên nào nữa?
3. Ô chữ gồm 6 chữ cái. Các môn nghệ thuật như: điêu khắc, kiến trúc, các hình thức nghệ thuật dân gian...được xếp chung vào lĩnh vực nào?
4. Đây là tên của bài thơ thần bất hủ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn II? ( 12 chữ cái).
5. Ô chữ gồm 9 chữ cái. Ông là người sáng lập ra triều Lý?
6. Ô chữ gồm 5 chữ cái. Nối tiếp triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê là triệu đại nào?
7. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Là tên một địa danh nơi quân nhà Lý phòng ngự tại phòng tuyến Như Nguyệt?
8. Tên thủ đô của nước ta ngày nay? ( Gồm 5 chữ cái).
9. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Là tên một lễ hội, tổ chức vào mùa xuân, diễn lại tiến trình đánh giặc Ân của một vị anh hùng dân tộc.
? Vì sao lại có tên là Thăng Long? Do ai đặt tên, vào năm nào?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
THĂNG LONG
Tháng 8 năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, có nghĩa là “Rồng bay lên”.
Từ ngày 01. tháng 10 đến ngày 10. 10. 2010, cả nước ta long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với nhiều hoạt động có ý nghĩa sâu sắc.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Về nhà học thuộc bài theo câu hỏi sgk.
Đọc trước bài 13, (I).
- Sưu tầm các câu chuyện kể về Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ.
CHÀO TẠM BIỆT
Giáo viên: Quàng Thị Phương
Tiết 21- (II): Sinh hoạt xã hội và văn hóa
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
Để giữ vững nền thống trị, bảo vệ sự thống nhất đất nước, hai triều đại Đinh, Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng một chính quyền khá hoàn chỉnh.
? Thời Đinh, tiền Lê xã hội được phân chia như thế nào? (Gồm những giai cấp nào?)
Giai cấp thống trị:
Giai cấp bị trị:
? Giai cấp thống trị gồm có những ai?
? Giai cấp bị trị gồm có những tầng lớp nào?
Vua, quan lại
Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, và một số ít địa chủ, nô tì.
Đến thời nhà Lý, xã hội Đại Việt lại có những bước đổi mới hơn.
? Xã hội thời Lý có mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào?
- Gồm 2 giai cấp: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
? Nêu một số hiểu biết của em về giai cấp thống trị?
- Giai cấp thống trị: gồm vua, quan, địa chủ.
Quan lại
Hoàng tử, công chúa
Nông dân giàu
được cấp
hoặc có ruộng
Địa chủ
? Giai cấp bị trị gồm có các tầng lớp nào?
- Nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân:
? Em thấy tầng lớp nông dân có cuộc sống như thế nào?
Chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu, cày cấy ruộng và nộp tô thuế.
Tầng lớp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, chiếm 90-95% dân số. Có những nông dân nghèo khổ phải rời bỏ quê hương đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Nông dân bị phân hóa sâu sắc: Có nông dân từ 18 tuổi trở lên được nhận đất công của làng xã trở thành nông dân thường. Một bộ phận nông dân không có ruộng phải nhận ruộng của địa chủ, cày cấy, nộp tô thuế cho địa chủ, trở thành nông dân tá điền. Một số nông dân có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
Ngoài ra trong xã hội còn có người làm nghề thủ công và thương nhân.
? Đời sống của thợ thủ công, thương nhân như thế nào?
+ Thợ thủ công, thương nhân:
Rèn công cụ, sản xuất đồ dùng.
Thợ thủ công, thương nhân làm việc trong các công xưởng thủ công, họ trao đổi buôn bán, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
Một tầng lớp nữa trong giai cấp bị trị không thể thiếu được, đó là tầng lớp nô tì.
+ Nô tì:
? Nô tì xuất thân từ đâu? Đời sống của họ như thế nào?
Là tầng lớp thấp nhất. Họ phục vụ trong các cung điện hoặc trong các nhà quan.
So với xã hội phong kiến ở phương Tây, tầng lớp nô tì ở Đại Việt rất ít, chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Trong khi đó ở xã hội phong kiến phương Tây thì tầng lớp này chiếm phần đông.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
? Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về xã hội phong kiến dưới thời Lý? So sánh với xã hội thời Đinh, Tiền Lê?
THẢO LUẬN
?
Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. So với thời Đinh, tiền Lê sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn. Số địa chủ nhiều hơn, số nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật về mặt xã hội , nước Đại Việt thời Lý cũng có bước phát triển vượt bậc về văn hóa, giáo dục.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Em hãy sơ lược tình hình giáo dục và văn hóa thời Đinh, Tiền Lê? (Bài 9, phần II)
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Giáo dục chưa phát triển, nho học đã xâm nhập vào nước ta.
Đạo phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư được nhân dân quý trọng.
Xây dựng nhiều chùa chiền. Phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian.
Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó, đến thời Lý tình hình văn hóa, giáo dục có rất nhiều tiến bộ…
* Giáo dục.
Giáo dục thời Lý có rất nhiều tiến bộ, cơ sở Văn Miếu đã được hình thành.
? Văn Miếu được xây dựng vào năm nào? Để làm gì?
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.
- Để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Mô hình toàn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám
? Em biết gì về Văn Miếu?
Văn Miếu chính thức được xây dựng vào tháng 9 năm 1070. Đây là miếu thờ tổ đạo nho Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, rộng 75m.
Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Trước kia là nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ và thu nhận các học trò giỏi. Nay là nơi tham quan của người trong và ngoài nước và nơi khen tặng quà cho học sinh thi đỗ điểm cao và học xuất sắc và còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kì thi.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Cùng với việc xây dựng Văn Miếu, nhà Lý đã tổ chức những kì thi để kén chọn nhân tài.
? Khoa thi đầu tiên mở vào thời gian nào?
Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
Ngay sau đó, năm 1076, Quốc tử giám được dựng lên trong khu Văn Miếu, được coi là trường Đại học đầu tiên của nước Đại việt.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám
? Thành lập Quốc Tử Giám để làm gì?
để cho con em quý tộc học.
? Việc mở Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào?
- Đào tạo những người tài giỏi cho đất nước. Chính nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước dưới triều đại nhà Lý nói riêng và cho dân tộc việt Nam nói chung. Lê Văn Thịnh – người đỗ trạng nguyên trong khoa thi đầu tiên năm đó.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN MIẾU
Khuê Văn Các – Quốc Tử Giám
Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội được coi như những pho sử đá về giáo dục nho học Việt Nam. Văn bia ghi lại lịch sử cụ thể của từng khoa thi. Các bài văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn nên về cơ bản đều là những tác phẩm văn học vô giá. Bia được đặt trên lưng con rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, kiến trúc và tinh thần hiếu học của người Việt nam được duy trì từ xưa đến nay. Văn miếu – Quốc Tử Giám xứng đáng tiêu biểu cho văn hóa 1000 năm Thăng Long, và đáng quý hơn là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong suốt ngàn năm qua cần được lưu giữ và phát huy.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Qua đây em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Lý?
=> Nhà nước quan tâm tới giáo dục, khoa cử.
Nhưng thi cử chưa có nề nếp, quy củ. Khi nào Nhà nước có nhu cầu cần người tài mới mở khoa thi. Chỉ con nhà giàu và con quan lại mới được đi học.
? Em hãy so sánh tình hình giáo dục thời Lý với thời Tiền Lê?
Sự phát triển của giáo dục tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của văn học, lịch sử, luật pháp... Đặc biệt với sự xuất hiện của bài thơ thần nổi tiếng “Nam Quốc sơn hà” đã khẳng định quyền độc lập, tự chủ của quốc gia dân tộc và đánh dấu sự phát triển của văn học chữ Hán.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
* Văn hóa.
Như chúng ta đã biết, thời Đinh, Tiền Lê đạo phật rất được trọng dụng.
? Em hãy nêu vị trí của đạo phật dưới thời Lý? Lấy ví dụ?
- Đạo phật rất phát triển, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc đồng...
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Lý Công Uẩn mới lên ngôi đã phát hai vạn quan tiền để thuê thợ xây dựng 8 ngôi chùa ở quê mình, lại phát hàng vạn quan dựng nhiều chùa ở kinh đô, sửa sang chùa quán ở các lộ, cho phép hơn 1000 người ở Thăng Long làm sư.
Đó là một đặc điểm của thời Lý, phật giáo phát triển rộng khắp trong nhân dân
? Vì sao nhà Lý đại sùng bái đạo phật?
- Sự phát triển của Phật giáo ở thời Lý là sự tiếp tục của các triều đại trước. Mặt khác, Lý Công Uẩn lên ngôi vua là nhờ thế lực Phật giáo, đứng đầu là sư Vạn Hạnh cùng các triều thần ủng hộ. Các nhà sư có học vấn uyên bác được triều đình và nhân dân rất tôn trọng.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Tượng phật A-di-đà
(Chùa Phật Tích – Bắc Ninh)
? Nhìn tượng phật em có nhận xét gì? (Hình dáng, cách điêu khắc)
Tượng phật được làm bằng đá, cao gần 2m, được chia thành hai phần: tượng và bệ đá hoa sen. Tượng phật A-di-đà được xếp bằng tròn, hai bàn tay để ngửa và xếp chồng lên nhau ngay trước bụng. Cả thân tượng ngồi tĩnh tọa trên đài sen. Nếp áo dài buông xuống phủ kín hai bàn chân. Khuôn mặt phật hiền từ với đôi tai dài, đôi mắt lim dim vẻ suy tư. Bệ đá hình một bông sen nở rộ...Chiêm bái pho tượng chính là để cảm nhận và thực tập triết lí sống thanh tịnh, từ bi, hỉ xả muôn đời bất diệt.
Đây là một tác phẩm điêu khắc đặc sắc thời nhà Lý.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Bức tượng phật A-di-đà chùa Phật Tích đã nói lên điều gì?
- Văn hóa phật giáo phát triển mạnh.
? Ngoài ra, thời nhà Lý còn có các loại hình văn hóa nào khác?
- Nhân dân ưa ca hát, nhảy múa, đấu vật, đua thuyền.
Hội Gióng. Đức Thánh Gióng tiêu biểu cho truyền thống chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta. Hội Gióng diễn lại tiến trình đánh giặc Ân của Thánh Gióng.
Tất cả các loại hình văn hóa dân gian này đến ngày nay vẫn được nhân dân ta giữ gìn, bảo tồn và ngày càng trở nên gần gũi với nhân dân.
Ca hát, nhảy múa
Tranh đấu vật
Đua thuyền
Đấu vật
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
Khi tìm hiểu thành tựu văn hóa của các triều đại, chúng ta không thể không kể đến kiến trúc và điêu khắc.
? Em thấy kiến trúc và điêu khắc thời Lý phát triển như thế nào? Hãy so sánh với thời Tiền Lê?
- Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển:
? Kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu?
Xây dựng chùa Một Cột, Tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang...
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
? Em biết gì về chùa Một Cột?
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu) – Phúc lành dài lâu, được xây năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, khi vua về già chưa có con trai nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm,vua mơ thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước phía tây thành Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ đức Phật Quan Âm.Chùa được đặt trên 1 cột đá cao giống như ngó sen. Bên trên cột là ngôi chùa giống như bông Sen mọc trên mặt nước. Chùa có cấu tạo hình vuông, mỗi bên 3m, mái cong, cột đá có đường kính 1,2m, cao 4m. Gồm 2 trụ đá ghép lại với nhau rất khéo, thoạt nhìn như một khối liền. Tầng trên hoàn toàn bằng gỗ, có một hệ thống mộng giằng chéo từ cột lớn đến sàn, không chỉ tạo thế vững chắc mà còn đem lại nét lượn đẹp như những cánh sen.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Việc xây dựng chùa Một Cột nói lên điều gì?
- Nghệ thuật kiến trúc và đạo phật rất phát triển.
Là công trình kiến trúc độc đáo.Với lịch sử gần 1000 năm, chùa Một Cột được coi là Quốc Tự và là một nơi rất linh thiêng, được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1962. Chùa Một Cột là biểu tượng của đất Thăng long ngàn năm Văn hiến, được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện và tham quan.
Hình rồng thời Lý
? Quan sát tranh, em thấy rồng thời lý có hình dáng như thế nào?
Toàn bộ con rồng có hoa văn uốn lượn theo hình chữ S, tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Thân Rồng uốn hình Sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết theo năm, tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại, uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con Rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ đều đặn và liền mạch, đầu Rồng có bờm dài, râu cằm, mắt lồi to, có hàm mở rộng có răng nanh ngất lên, có mào ở mũi. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc -> thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.
Tiết 21. (II): SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
2. Giáo dục và văn hóa.
? Qua đây, em có nhận xét gì về trình độ điêu khắc thời Lý?
- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?
=> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long.
Sự phát triển của các mặt giáo dục, văn hóa, xã hội đã xác nhận khả năng xây dựng nền độc lập của nước ta lúc bấy giờ: Sự hình thành một nền văn hóa dân tộc – văn hóa Thăng Long.
Giai cấp thống trị
vua
Quan
Địa chủ
Nông dân giàu
Quan lại
Hoàng tử
Công chúa
? Xã hội thời Lý có mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào?
? Trong giai cấp thống trị gồm có những tầng lớp nào?
? Tầng lớp địa chủ gồm có những ai?
Giai cấp bị trị
Nông dân
Thợ thủ công
Thương nhân
Nô tì
Địa chủ
Nông dân
thường
Nông dân
tá điền
Tù binh
Bị tội
nặng
Tự bán
thân
? Giai cấp bị trị gồm có các tầng lớp nào trong xã hội?
? Tầng lớp nông dân bị phân hóa như thế nào?
? Những ai trong xã hội trở thành tầng lớp nô tì?
L Ê V Ă N T H Ị N H
N A M Q U Ố C S Ơ N H À
L Ý C Ô N G U Ẩ N
N H À L Ý
H À N Ộ I
H Ọ C T R Ò
V Ă N H Ó A
Y Ê N P H O N G
H Ộ I G I Ó N G
GIẢI Ô CHỮ
1. Là trạng nguyên trong khoa thi đầu tiên, năm 1075, ông là ai? (Gồm 10 chữ cái).
2. Gồm 6 chữ cái, ngày nay người đi học gọi là học sinh, còn thời phong kiến còn gọi học sinh bằng cái tên nào nữa?
3. Ô chữ gồm 6 chữ cái. Các môn nghệ thuật như: điêu khắc, kiến trúc, các hình thức nghệ thuật dân gian...được xếp chung vào lĩnh vực nào?
4. Đây là tên của bài thơ thần bất hủ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn II? ( 12 chữ cái).
5. Ô chữ gồm 9 chữ cái. Ông là người sáng lập ra triều Lý?
6. Ô chữ gồm 5 chữ cái. Nối tiếp triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê là triệu đại nào?
7. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Là tên một địa danh nơi quân nhà Lý phòng ngự tại phòng tuyến Như Nguyệt?
8. Tên thủ đô của nước ta ngày nay? ( Gồm 5 chữ cái).
9. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Là tên một lễ hội, tổ chức vào mùa xuân, diễn lại tiến trình đánh giặc Ân của một vị anh hùng dân tộc.
? Vì sao lại có tên là Thăng Long? Do ai đặt tên, vào năm nào?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
THĂNG LONG
Tháng 8 năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, có nghĩa là “Rồng bay lên”.
Từ ngày 01. tháng 10 đến ngày 10. 10. 2010, cả nước ta long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với nhiều hoạt động có ý nghĩa sâu sắc.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Về nhà học thuộc bài theo câu hỏi sgk.
Đọc trước bài 13, (I).
- Sưu tầm các câu chuyện kể về Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ.
CHÀO TẠM BIỆT
Giáo viên: Quàng Thị Phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bac Huong Tra
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)