Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá

Chia sẻ bởi Tống Danh Thái | Ngày 29/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 20 - Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HOÁ (Tiếp)
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA.
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
Tiết 20 - Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HOÁ (Tiếp)
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA.
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
Chùa Một Cột
Tượng Phật
Van mi?u qu?c t? giỏm
Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử và 72 người hiền được xem là những người sáng lập và tiêu biểu cho Nho giáo và Nho học đồng thời là nơi dạy học cho các con vua. Việc xây dựng Văn Miếu khẳng định sự ra đời của nền giáo dục Nho học Việt Nam. Văn Miếu Thăng Long được tu bổ nhiều lần qua các triều đại Trần, Lê và được duy trì đến cuối thế kỉ XVIII. Thời Nguyễn (TKXIX), Văn Miếu quốc gia được chuyển về kinh đô Huế.
Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Người sáng lập Nho giáo, nhà giáo dục, nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Học giỏi nhưng không được trọng dụng dù đã đi chu du nhiều nước. Cuối cùng ông trở về quê (Nước Lỗ - vùng Sơn Đông- TQ hiện nay) mở trường dạy học và có rất nhiều học trò. Ông biên soạn nhiều sách(gọi là kinh) để dạy học trò như kinh Thư, kinh Thi, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc, kinh Xuân-Thu.
Khổng Tử đề cao chữ "nhân" trong các luận điểm chính trị, đạo đức của mình. Ông đặt ra những mối quan hệ giữa "vua - tôi", "cha-con", "vợ-chồng" để bảo vệ và củng cố chế độ xã hội cũ.
Tư tưởng của Khổng Tử có ảnh hưởng lớn không chỉ trong xã hội phong kiến Trung Quốc mà cả nhiều nước khác ở phương Đông trong đó có Việt Nam.
Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Thái sư Lê Văn Thịnh
Qu?c T? Giỏm
Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc đên học
Đấu vật
Múa rồng
Đá cầu
Đua thuyền
Hát Chèo
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu). Chùa được xây dựng năm 1049 triều vua Lý Thái Tông. Chùa tượng trưng cho một bông hoa sen, bông sen tượng trưng cho đạo Phật. Chùa xây dựng ở giữa hồ, trong hồ trồng sen. Chùa làm trên một cột đá, cột đá tượng trưng cho cuống sen, giá đỡ chùa là đài hoa. Thân chùa và bốn mái cong là hình ảnh của tràng hoa nâng các cánh hoa.
Tháp Báo Thiên ở Thăng Long gồm 12 tầng
Tượng Phật A-Di-Đà-Phật
Đây là bức tượng còn lại của triều Lý, đồng thời cũng là pho tượng lớn nhất của nước ta được tạc bằng đá, cao 2,77 m kể cả phần bệ, riêng tượng cao 1,87 m. Tượng thể hiện hình ảnh Đức Phật đang ngồi thuyết pháp với dáng thanh thoát, điềm nhiên, tự tại như nổi bồng trên toà sen. Nét mặt tượng được thể hiện nội tâm sâu lắng, thoát tục mang nhiều nét đẹp giới tính hiền dịu có nguồn gốc ấn Độ nhưng đã được chuyển hoá có vẻ đẹp của văn hoá bản địa Đại Việt. Nghệ nhân Đại Việt đã tạo ra, tiếp thu sự giao thoa văn hoá để tìm cho ra một phong cách thể hiện điển hình, mẫu mực của điêu khắc thời Lý.
Hỡnh r?ng th?i Lý
Rồng thời Lý có những đặc điểm khác hẳn rồng các đời Hán, Đường, Tống ở Trung Quốc. Rồng Lý có đặc điểm mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa, luôn có hình chữ "S"- một biểu hiện cầu mưa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Rồng Lý không mang tính quái dị, hung dữ như rồng Trung Quốc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Danh Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)