Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá
Chia sẻ bởi Võ Thị Thu Hiền |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hoá thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần: 9
Tiết PPCT: 17
Ngày dạy: . . . . . . .
Bài 12:
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết được: Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định như diện tích đất đai được mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
- HS hiểu được: Việc buôn bán với người nước ngoài phát triển
- TH: Việc khai thác điều kiện tự nhiên để sản xuất
1.2. Kĩ năng:
- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh và phương pháp phân tích nhận xét đối chiếu, so sánh.
1.3.Thái độ:
- HS có thái độ khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta vào thời Lý.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đời sống kinh tế dưới thời Lý
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Các loại tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.
3.2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm tranh liên quan đến bài học.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 7A5: 7A6:
4.2. Kiểm tra miệng (5p)
Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Như Nguyệt .(8đ)
*Diễn biến
- Quách Quỳ vượt sông đánh phòng tuyến quân ta nhưng bị phản công quyết liệt.
- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh sang doanh trại địch.
* Kết quả: Quân Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà với quân Tống rút về nước, chiến tranh kết thúc.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc
- Quân Tống từ bỏ mộng xâm lược.
- Củng cố nền độc lập tự chủ dân tộc
Câu 2: Nơi thờ 8 vị vua nhà Lý gọi là gì? Ở đâu? (2đ)
- Đền Đô ở Từ Sơn- Bắc Ninh
4.3. Tiến trình bài học (34p)
Giới thiệu bài mới (1p): Chúng ta đã tìm hiểu về công cuộc xây dựng đất nước của nhà Lý và cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt. Vậy đời sống kinh tế, văn hóa dưới triều Lý có những bước chuyển biến gì khác với các triều đại trước chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (16p) Tìm hiểu sự chuyển biến của nền kinh tế nông nghiệp
GV giảng: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
GV: Vậy ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai ?
HS: Ruộng đất trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của vua.
GV: Trên thực tế ruộng đất do ai canh tác và có nghĩa vụ như thế nào?
HS: Nông dân canh tác và nộp thuế cho vua
GV: Các vua nhà Lý đã lấy một số ruộng đất công dung vào mục đích gì?
HS: làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa.
GV mở rộng: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giai cấp sau này.
GV hướng dẫn HS xem hình – Đền Đô (hình 22 SGK) và tên các vị vua nhà Lý
GV cho HS xem tranh lễ hội Đền Đô
GV: Việc hằng năm nhân dân ta tổ chức lễ hội Đền Đô thể hiện điều gì?
HS: Trả lời
GV: (Giáo dục) công lao to lớn của nhà Lý đối với lịch sử dân tộc trong đó có lĩnh vực kinh tế.
GV chuyển ý: Vậy trong lĩnh vực kinh tế nhà Lý đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
GV mời HS đọc đoạn in nghiêng (SGK trang 44)
GV: Qua đoạn trích trên, em có nhận xét gì về thái độ của nhà Lý đối với sản xuất nông nghiệp?
HS: Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
GV: Cụ thể hằng năm vào mùa xuân các vua nhà Lý đã làm gì?
HS: Vua xuống địa phương để cày ruộng tịch điền.
GV cho HS xem hình lễ cày tịch điền
GV: Việc cày ruộng tịch điền của vua có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nhân dân
Tiết PPCT: 17
Ngày dạy: . . . . . . .
Bài 12:
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết được: Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định như diện tích đất đai được mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
- HS hiểu được: Việc buôn bán với người nước ngoài phát triển
- TH: Việc khai thác điều kiện tự nhiên để sản xuất
1.2. Kĩ năng:
- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh và phương pháp phân tích nhận xét đối chiếu, so sánh.
1.3.Thái độ:
- HS có thái độ khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta vào thời Lý.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đời sống kinh tế dưới thời Lý
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Các loại tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.
3.2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm tranh liên quan đến bài học.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
7A1: 7A2: 7A3: 7A4: 7A5: 7A6:
4.2. Kiểm tra miệng (5p)
Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Như Nguyệt .(8đ)
*Diễn biến
- Quách Quỳ vượt sông đánh phòng tuyến quân ta nhưng bị phản công quyết liệt.
- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh sang doanh trại địch.
* Kết quả: Quân Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà với quân Tống rút về nước, chiến tranh kết thúc.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc
- Quân Tống từ bỏ mộng xâm lược.
- Củng cố nền độc lập tự chủ dân tộc
Câu 2: Nơi thờ 8 vị vua nhà Lý gọi là gì? Ở đâu? (2đ)
- Đền Đô ở Từ Sơn- Bắc Ninh
4.3. Tiến trình bài học (34p)
Giới thiệu bài mới (1p): Chúng ta đã tìm hiểu về công cuộc xây dựng đất nước của nhà Lý và cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt. Vậy đời sống kinh tế, văn hóa dưới triều Lý có những bước chuyển biến gì khác với các triều đại trước chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (16p) Tìm hiểu sự chuyển biến của nền kinh tế nông nghiệp
GV giảng: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
GV: Vậy ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai ?
HS: Ruộng đất trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của vua.
GV: Trên thực tế ruộng đất do ai canh tác và có nghĩa vụ như thế nào?
HS: Nông dân canh tác và nộp thuế cho vua
GV: Các vua nhà Lý đã lấy một số ruộng đất công dung vào mục đích gì?
HS: làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa.
GV mở rộng: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giai cấp sau này.
GV hướng dẫn HS xem hình – Đền Đô (hình 22 SGK) và tên các vị vua nhà Lý
GV cho HS xem tranh lễ hội Đền Đô
GV: Việc hằng năm nhân dân ta tổ chức lễ hội Đền Đô thể hiện điều gì?
HS: Trả lời
GV: (Giáo dục) công lao to lớn của nhà Lý đối với lịch sử dân tộc trong đó có lĩnh vực kinh tế.
GV chuyển ý: Vậy trong lĩnh vực kinh tế nhà Lý đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
GV mời HS đọc đoạn in nghiêng (SGK trang 44)
GV: Qua đoạn trích trên, em có nhận xét gì về thái độ của nhà Lý đối với sản xuất nông nghiệp?
HS: Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
GV: Cụ thể hằng năm vào mùa xuân các vua nhà Lý đã làm gì?
HS: Vua xuống địa phương để cày ruộng tịch điền.
GV cho HS xem hình lễ cày tịch điền
GV: Việc cày ruộng tịch điền của vua có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nhân dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Thu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)