Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Liên | Ngày 11/05/2019 | 144

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:


THUYẾT TRÌNH CÔNG NGHỆ

NHÓM 1 – LỚP 10M
TRƯỜNG THPT KIM THÀNH
1
Bài 12:
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ
KĨ THUẬT SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

2
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp:


3
4

?Phân bón là gì?

 Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.
?Dựa vào SGK, trả lời câu hỏi sau:
Căn cứ vào đâu để phân loại phân bón? Cho biết phân bón được chia làm mấy loại, là những loại nào?
Căn cứ nguồn gốc:
Phân hóa học
Phân hữu cơ
Phân vi sinh
5
I. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHÂN HÓA HỌC
6
7
8
1. Phân bón hóa học:

Phân hóa học là gì?

9
1. Phân hóa học:
Định nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

10
Phân loại:
Chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
I. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP
1. Phân hóa học
Theo bạn, phân hóa học có thể chứa bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng?
11



- Phân đơn nguyên tố
- Phân đa nguyên tố
1. Phân hóa học
12
2. Phân hữu cơ

Quan sát hình sau
Những sản phẩm này được tái sử dụng như thế nào ?
Hiện nay, người ta sử dụng các loại nguyên liệu như: rác thải, phân gia súc và gia cầm,…để chế tạo thành phân hữu cơ.
 Phân hữu cơ là những chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.
13
 Phân hữu cơ gồm:
Phân chuồng
Phân xanh
Phân bắc
Phân chuồng
Phân xanh (Các loại cây xanh vùi vào đất làm phân bón)
14
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÂN HỮU CƠ
15
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÂN CHUỒNG
16
Cách ủ phân chuồng
Vật liệu: Phân, nước tiểu gia súc, chất độn chuồng là rơm rạ, trấu, lá cây, phân xanh, rác... Lượng chất độn nên nhiều gấp 3 - 5 lần lượng phân, có thể thêm vôi, lân để thúc đẩy quá trình phân giải. Tỷ lệ thường dùng: 100kg phân chuồng + 2 - 3kg supe lân hoặc vôi bột.
Cách ủ: Xếp 1 lớp phân đã trộn đều chất độn dày khoảng 40 - 50cm, rắc lên một lớp vôi, lân, lại xếp tiếp một lớp phân. Nếu hỗn hợp hơi khô thì tưới thêm một ít nước cho đủ ẩm, cứ 2 - 3 ngày lại xếp tiếp một lớp phân mới. Khi đống phân cao 1,2 - 1,5m thì đắp phủ lên 1 lớp bùn nhào rơm cho kín, sau khi trát xong dùng ống nứa, tre cắm lên khối phân đã ủ và đổ nước để tăng độ ẩm. Sau 1,5 - 2 tháng, toàn bộ khối lượng phân hoai thì có thể sử dụng được.
17
18
Cách ủ phân xanh
Vật liệu: Cành lá các loại cây như muồng, keo, đậu đỗ, vừng, lạc còn lại sau thu hoạch; phân lân, vôi bột dùng gấp đôi lượng cần ủ phân chuồng.
Cách ủ: Giống như ủ nguội đối với phân chuồng. Băm phân xanh thành đoạn dài 5 – 10cm, lần lượt xếp một lớp phân xanh rồi rắc một lớp mỏng phân chuồng, lân và vôi. Trát kín bùn có chừa lỗ tưới nước để giữ ẩm. Sau 1 – 2 tháng trộn đảo đống phân, nện chặt, trát bùn rồi ủ tiếp. Khoảng 4 – 5 tháng sau có thể đem sử dụng.
19
Phân rác
20
Trong phân hữu cơ thường có các vi khuẩn, vi nấm, các loại ký sinh trùng không những gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng mà các vi sinh có thể bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp cho người, gia súc. Phân thường có mùi khó chịu, chứa rất nhiều các chất cao phân tử như xenlulo, hemi xenlulo, tinh bột, protein, mỡ... Khi ủ phân đúng cách nhiệt độ đống ủ và các vi sinh cơ lợi sẽ tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh, phân mất mùi khó chịu, các chất cao phân tử như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột, pro tê in, mở... bị phân hủy thành các chất có cấu tạo phân tử nhỏ hơn nên cây dễ hấp thu hơn.
Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải qua quá trình khoáng hóa mới chuyển thành chất dinh dưỡng hấp thụ được cho cây. Vì vậy, dùng bón lót để có thời gian cho phân chuyển hóa.
21
I. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP
3. Phân vi sinh vật
Phân VSV chuyển hoá lân
Phân VSV phân giải chất hữu cơ
22
VSV HOÀ TAN LÂN
VSV CỐ ĐỊNH ĐẠM
23
Phân vi sinh vật là gì?
 Định nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hoá lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…
3. Phân vi sinh vật:
24
Một số loại phân hóa học khác
Phân DAP
25
Phân hữu cơ được tạo ra từ kỹ thuật
chuyển hóa sinh học
26
Để sử dụng phân bón có hiệu quả
thì cần chú ý những yếu tố nào?
Để bón phân có hiệu quả cần chú ý đến:
Tính chất phân bón.
Tính chất của đất.
Đặc điểm sinh học của cây.
Điều kiện thời tiết.
27
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN

28
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)