Bài 12. Công nghiệp

Chia sẻ bởi Mai Quốc Việt | Ngày 13/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Công nghiệp thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
các thầy (cô) giáo về dự giờ thăm lớp.

Giáo viên: MAI QUỐC VIỆT
Kiểm tra bài cũ:
1. Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?



Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: Lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hòa, chiếu Nga Sơn,…
- Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.

Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2012.
ĐỊA LÍ
2. Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống của nhân dân ta?
Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
- Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2012.
Địa lí:
CÔNG NGHIỆP (T2)
- Học sinh quan sát lược đồ hình 3 trang 94 sgk
- Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, A-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện.
* Hoạt động 1: SỰ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
NHÓM 2 (3’)
* KẾT LUẬN:
+ Công nghiệp khai thác than: Quảng Ninh
+ Công nghiệp khai dầu mỏ: Biển Đông (thềm lục địa)
+ Công nghiệp khai thác A-pa-tit: Cam Đường (Lào Cai)
+ Nhà máy thủy điện: Vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hòa Bình), vùng Tây nguyên, Đông Nam Bộ (Y-a-ly, sông Hinh, Trị An.)
+ Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ: Bà Rịa Vũng Tàu.
* Điền kí hiệu các khu công nghiệp, nhà máy, … trên lược đồ.
TRÒ CHƠI
+ Em nhớ vị trí.
+ Em nhớ tên các mỏ khoáng sản và biết chúng được in màu gì trên lược đồ.
+Em biết tên các nhà máy được viết màu trên lược đồ nên tìm chỗ dán nhanh và dễ.
- Em làm thế nào mà dán đúng kí hiệu ?
+ Kết luận: Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải thật kĩ. Điều đó sẽ giúp em xem bản đồ, lược đồ được chính xác.
Phỏng vấn
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tâp sau: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
* Hoạt động 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN, DÂN SỐ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
Phiếu (3’)
* Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B.
* Hoạt động 3: CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN CỦA NƯỚC TA.
PHIẾU BÀI TẬP
1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:
Nhóm 4 (3’)
- Nêu các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta?
+ Thành phố Hồ chí Minh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp: Là trung tâm văn hóa, khoa học – kĩ thuât lớn bậc nhất của nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi có kĩ thuật cao như: Cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,…
+ Vị trí thuận lợi trong việc giao thông: Là đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam Bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thủy, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng xung quanh đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ vùng khác.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước nên có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiiêu thụ lớn để kích thích sản xuất phát triển.
+ Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực, thực phẩm
- Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ khoáng sản.Các ngành công nghiệp khai thác của nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. Nước ta có nhiều trung tâm công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Ghi nhớ
C?ng c?
Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau: Giao thông vận tải.
- Liên hệ thực tế.
CHÀO TẠM BIỆT - HẸN GẶP LẠI !
CHÚC CÁC THẦY (CÔ) SỨC KHỎE,
HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Quốc Việt
Dung lượng: 268,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: PPT
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)