Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

Chia sẻ bởi lê thanh thủy | Ngày 26/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Người soạn: Lê Thanh Thủy
Ngày soạn: 22-3-2015
BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
( tiết 2)



Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần nắm được:
Về kiến thức
Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.
Về kỹ năng
Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội.
Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
Về thái độ
Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình.
Đồng tình, ủng hộ các quan niệm, hành động đúng đắn và tiến bộ về hôn nhân và gia đình.
Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.
Kiến thức trọng tâm
Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình.
Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình.
Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học
Phần này có nội dung kiến thức gần gũi với đời sống của học sinh vì vậy khi giảng bài này có thể sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm để phát huy tính chủ động, sang tạo của học sinh trong đó phương pháp thuyết trình đóng vai trò chủ đạo.
Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10
Máy tính, máy chiếu
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tiến trình dạy học

Ổn định tổ chức lớp(1 phút)
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp…
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới (36 phút)
Đặt vấn đề (1phút)
Qua bài học hôm trước các em đã biết được thế nào là tình yêu, làm thế nào để có được một tình yêu chân chính. Theo năm tháng sự phát triển của tình yêu sẽ dẫn hai người ấy đến đâu? Gia đình là gì? Làm thế nào để xây dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên.
Dạy bài mới ( 35 phút)

Hoạt động của giáo viên - học sinh
 Nội dung bài học

Đơn vị kiến thức 1: Hôn nhân
Giáo viên nêu tình huống “ Anh A và chị B tự ý chung sống với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác” Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Vì sao?
Học sinh trả lời
giáo viên nhận xét : Nhận xét, giải thích: Quan hệ giữa anh, chị A và B về mặt pháp lí không được coi là vợ chồng vì không có đăng kí kết hôn theo qui định của nhà nước
Gv: Vậy hôn nhân là gì?
Giáo viên nhận xét, bổ sung rồi kết luận =>
Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn.
-Nó thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ.
Giáo viên hỏi: Theo các em ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận=>
-Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000  nước ta có quy định :
Độ tuổi kết hôn của Nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên nước ta khuyến khích kết hôn ở độ tuổi cao hơn là : nam :22, nữ: 20.
Giáo viên hỏi: Theo các em việc kết hôn được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý nào?
Nếu không có sự kiện pháp lí đó thì có được coi là hôn nhân hay không?
-Nó được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn, được pháp luật thừa nhận, nếu không đăng kí kết hôn thì không được gọi là hôn nhân
Gv: sau khi đăng kí kết hôn đôi nam nữ thường ra mắt làng xóm, bạn bè, bằng cách tổ chức lễ cưới linh đình, vì cả đời chỉ có một lần.
Em có suy nghĩ gì về điều đó?
Hs: Trình bày ý kiến cá nhân
Gv: nhận xét giải thích:
Đám cưới là việc hệ trọng của cá nhân và gia đình. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép mà tổ chức hợp lí.
Nhà nước khuyến khích lễ cưới nên tổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thanh thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)