Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thanh Trúc | Ngày 11/05/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 12:
CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NỘI DUNG
1. Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay.
2. Mục tiêu và phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
1. TÌNH HÌNH TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY.
Môi trường, tài nguyên là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển, trên rừng… có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội.
Tình hình tài nguyên,
môi trường ở nước ta
như thế nào?
- Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất đa dạng và phong phú, môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
- Nhưng hiện nay:
* Tài nguyên:
- Có nguy cơ ngày càng cạn kiệt do khai thác và sử dụng không hợp lý.
* Môi trường:
Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí
- Các sự cố về môi trường như: bão, lụt, hạn hán ngày càng tăng.
Theo em, nguyên nhân của tình hình tài nguyên, môi trường trên là do đâu?
Nguyên nhân chủ quan
- Do con người thiếu ý thức
- Do Nhà nước quản lý chưa chặt chẽ…
Nguyên nhân khách quan
- Do dân số tăng nhanh
- Do quá trình đô thị hoá.
Tình hình tài nguyên, môi trường như thế gây hậu quả gì?
Gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và đời sống của con người.
“ Làng ung thư” – cái tên mà các nhà báo đặt cho xã Thạch Sơn ( Phú Thọ) vài năm qua, từ năm 2005 . Ở đây kể từ năm 1999 cho đến 2007 đã có đến 15 người chết vì bệnh ung thư.Nguyên nhân do đâu?
Do nhà máy phân bón Lâm Thao thải thẳng chất độc hại không qua xử lí ra khu vực chung quanh làm ô nhiễm nguồi nước, đất, không khí – đó là điều kiện sinh sống tất yếu của người dân.
2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
a. Mục tiêu:
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Sử dụng tài nguyên hợp lí.
b. Phương hướng cơ bản:
- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực môi trường.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
- Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên, xử lí chất thải, rác…
Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của ai?
Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân". Sự thành công của công tác bảo vệ môi trường phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng.
3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
- Chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi mình hoạt động.
- Vận động người thân cùng thực hiện, chống những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thảo luận nhóm
Những việc làm nào mà học sinh cần làm để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường?
MÔI TRƯỜNG TRONG LÀNH LUÔN LÀ ĐIỀU KIỆN TỐT ĐỂ CON NGƯỜI TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
Em hãy đánh dấu  vào hình thức ô nhiễm nào mà em cho là đúng.
Bài tập :














Làm bài tập 3 trong SGK trang 101.
- Ôn tập từ bài 9 đến bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết

TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy Việt Nam có hai thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi( Ấn độ) và Dhaka( Banglades).
Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, Việt Nam đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và Tp. HCM đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3–4%.
Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Thả động vật về rừng
Túi chứa bioga ở trang trại chăn nuôi
Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Trồng rừng
Hệ thống xử lý rác thải
Hệ thống xử lý nước thải
Được gọi là đội tân binh cừ khôi, được thành lập cuối năm 2006, do đại tá Nguyễn Xuân Lý làm cục trưởng.
Trong năm 2007, họ đã mở một số chuyên án trọng điểm như: các vụ buôn bán động vật hoang dã (hổ, gấu) với quy mô lớn; doanh nghiệp xả chất thải lỏng độc hại ra các sông Nhuệ, Đáy, Thị Vải, Đồng Nai biến chúng thành các dòng sông chết…
Dòng 1: Có 16 chữ cái
Họ là ai?
Dòng 2: Có 10 chữ cái
Hành vi mua một thứ do dân cư nước khác bỏ đi mà không đóng thuế cho Nhà nước ta, và thứ này cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng không kém những gì có trong nước của chúng ta,
Dòng 3: Có 5 chữ cái
Vật mà một số hộ dân dùng làm nơi tiểu tiện , bên dưới có nuôi cá, có nguy cơ làm ô nhiễm mạch nước ngầm, ô nhiễm không khí và lây lan dịch bệnh dễ dàng.
Dòng 4: Có 10 chữ cái
Một hàng động rất thiết thực và tự giác của mọi người, hành động này giúp cho phòng học rất sạch sẽ, sân trường sạch đẹp và những nơi công cộng cũng sạch sẽ và tong lành hơn…
Dòng 5: Có 11chữ cái
Vào ngày này hàng năm cả thế giới rất quan tâm đến việc làm sạch và bảo vệ môi trường - Ngày môi trường thế giới
Một vật mà các bà nội trợ thường hay sử dụng để dựng các loại rau củ, thịt cá… mua từ chợ mang về nhà.Theo các nhà khoa học, tác hại của vật này ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.... Vật này dạng rác rất dơ bẩn, khó phân hủy sẽ nổi lềnh bềnh ở sông, suối, cống rãnh hoặc bị gió cuốn bay tứ tung.
Dòng 6: Có 9 chữ cái
Dòng 7: Có 9 chữ cái
Công việc hàng ngày mà tổ học sinh được phân công phải làm khi đến lớp và vào trước mỗi buổi học, việc này sẽ giúp cho lớp học sach sẽ và thoáng mát.
Dòng 8: Ô chữ hàng dọc
Một vật phẩm tự nhiên ban tặng cho mỗi con người, nó rất quý giá, không có tiền của nào có thể mua được nhưng nếu không giữ gìn và bảo vệ môi trường thì nó cũng dần bị huỷ hoại, khi nó mất đi thì coi như cuộc sống của chúng ta cũng sẽ chấm dứt.
bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người và của toàn xã hội
Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Túi chứa bioga ở trang trại chăn nuôi
Không hiểu sau Vedan, Miwon thì thời gian tới sẽ là công ty nào? Thiết nghĩ nếu cứ phanh phui từng vụ làm ỗ nhiễm môi trường của các nhà máy thì có lẽ phải vài năm mới hết!?
Tổng vốn đầu tư của Vedan cỡ 500 triệu USD, đáng lẽ phải dành 10-15% vốn đầu tư (50-70 triệu USD) cho việc xử môi trường. Nhưng hiện Vedan chỉ đầu tư 3 triệu USD, như vậy đã hưởng lợi từ khoản tiền gần 50 triệu USD.
Ông Phạm Đức Mục, Phó vụ trưởng Vụ Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: "Mỗi ngày, toàn bộ hệ thống y tế trên toàn quốc sinh ra 140 - 150 tấn rác thải, trong đó có khoảng 40 tấn là rác thải độc hại, phải xử lý. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại nhất mà nước ta đang áp dụng là đốt thì vẫn sinh ra khói độc. Chính vì vậy, vấn đề xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế đang là thách thức lớn đối với ngàng Y tế. Giải pháp hiện nay được Bộ Y tế đưa ra là khuyến khích các cơ sở Y tế thành phố nhập hệ thống xử lý rác thải độc hại không đốt (khử khuẩn bằng hơi nóng hoặc vi sóng. Sau khi đã tiệt trùng, rác thải được đưa đi xử lý như rác thải y tế thông thường). Nhưng cho tới thời điểm này thì vẫn chưa có hệ thống hiện đại nào được nhập về.
Sông biến thành bãi rác.
(Ảnh : Vũ Thế Long)
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất ngoạn mục, nhưng giá phải trả là môi trường bị tàn phá
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như vậy đã đến mức đáng báo động và đã tác hại đến sức khỏe con người. Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia môi trường tại Úc, theo dõi sát tình hình tại Việt Nam đã xác định rằng trường hợp ``Làng ung thư`` như ở Thạch Sơn không phải là cá biệt trong bối cảnh nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Theo ông Hiệp, vì đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu, người ta đã lơ là vấn đề bảo vệ môi sinh. Tuy nhiên đó là một cách nhìn thiển cận, vì ô nhiễm sẽ làm cho một quốc gia tốn kém nhiều hơn so với các lợi ích thu hoạch được.Chính quyền Việt Nam đã có đề ra luật bảo vệ môi trường. Trên giấy tờ thì rất gắt gao, nhưng việc thực thi lại không hiệu quả, thiếu đồng bộ.
- Ngoài khoản tiền phạt, truy thu phí môi trường hơn 127 tỷ đồng, Vedan sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe người dân và môi trường sông Thị Vải như thế nào?
- Hiện Vedan đã nộp 267,5 triệu đồng tiền phạt nhưng còn trì hoãn khoản truy thu phí môi trường hơn 127 tỷ đồng. Tôi khẳng định, Vedan phải nộp đủ 2 khoản trên mới cho hoạt động.
Bộ Tài nguyên Môi trường đang lập các nhóm chuyên gia đánh giá ô nhiễm 10 km sông Thị Vải như chất lượng nước, các chỉ tiêu sinh học, thiệt hại về kinh tế... Bản báo cáo này sẽ sớm được công bố, khoản tiền Vedan phải bồi thường sẽ không nhỏ.
Tổng vốn đầu tư của Vedan cỡ 500 triệu USD, đáng lẽ phải dành 10-15% vốn đầu tư (50-70 triệu USD) cho việc xử môi trường. Nhưng hiện Vedan chỉ đầu tư 3 triệu USD, như vậy đã hưởng lợi từ khoản tiền gần 50 triệu USD.
- Cơ quan chức năng nhiều lần đặt ra vấn đề khởi tố Vedan, tại sao chúng ta không thực hiện?
- Vừa rồi, chúng tôi họp với VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Công an để xem khởi tố vụ án Vedan và thấy rằng chưa đủ căn cứ pháp lý. Đây là một bài học cho chúng ta trong việc xây dựng luật, bởi chưa có tiền lệ xử lý hình sự doanh nghiệp nước ngoài. Tới đây, chúng ta phải xem xét, bổ sung vào Luật hình sự việc xử lý tội phạm về môi trường.
Hiện, khung xử phạt vi phạm hành chính môi trường tối đa tối đa 70 triệu cho một hành vi. Chúng tôi đang đề xuất nâng mức xử phạt tối đa lên 500 triệu đồng.
Không còn chiến tranh bom đạn, chết chóc, trong cuộc sống hòa bình tưởng như êm ả nhưng lại có những cuộc chiến âm thầm song cũng vô cùng khốc liệt, cũng nhiều mất mát đau lòng không kém sự chết chóc trong chiến tranh và những cuộc chiến ấy diễn ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc chiến tham nhũng. Cuộc chiến tội phạm. Cuộc chiến xâm lăng văn hóa. Cuộc chiến gian lận thương mại. Cuộc chiến ô nhiễm môi trường . . . Cuộc chiến nào cũng nhiều mất mát thương tổn và thương tổn lớn nhất, đau lòng nhất là thương tổn về đạo đức con người và đạo đức xã hội. Vì thế cũng có thể gọi những cuộc chiến đó là cuộc chiến đạo đức!


Một người dân 62 tuổi ở xã này cho biết là người con trai của ông đã chết vì bệnh ung thư cuống họng vào năm 2000, lúc 23 tuổi. Ông nghĩ là do môi trường bị ô nhiễm, nhưng không có bằng chứng khoa học để chứng minh điều này. Theo Bác sĩ Lê Văn Tôn,  lãnh đạo bệnh viện điạ phương, số người bị chết do ung thư  ở trong xã bao gồm khoảng 7000 dân này, tăng gần như là  đều đặn mỗi năm từ gần một thập niên qua. Năm 1999 có 3 trường hợp, thì năm 2007 đã có đến 15 người. Hiện nay thì ông đang chữa trị cho 41 bệnh nhân, trong đó có một em học sinh tiểu học. Theo vi bác sĩ này, những ngưòi mắc bệnh đều sống gần nhà máy phân bón.
Trường hợp Thạch Sơn không phải mới đươc nêu bật hiện nay. Chính báo chí Việt Nam đã đặt tên ``làng ung thư `` cho Thạch Sơn từ mấy năm qua, từ năm 2005. Vấn đề là chính quyền đã có biện pháp gì ? Theo ông Nguyễn Văn Thắng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, các viên chức nhà nước đã đến tận nơi, lấy mẫu nước để thử nghiệm, xem qua các bảng thống kê tình trạng sức khỏe, bệnh tật. Họ rời xã và cho đến nay thì vẫn không thấy phản hồi gì cả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thanh Trúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)