Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chia sẻ bởi Mai Hoàng Sanh | Ngày 11/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo
GV: TRẦN ĐỖ NHƯ NGUYÊN














Trường THPT Lê Hồng Phong
VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP 12A
Tiết 14 - Bài 6:
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (T1)
Bài cũ: Chọn phương án đúng nhất
Câu 1. Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
B. Các dân tộc được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.
C. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
D. Các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
Câu 2. Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng của dân tộc được hiểu là:
A. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như nhau.
B. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.
C. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
D. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa các vùng miền, giữa các dân tộc.
Câu 3. Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở:
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
B. Quy ước, hương ước của thôn, bản
C. Phong tục, tập quán của địa phương
D. Truyền thống của dân tộc
Câu4. Nhận định nào sau đây là sai? Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là:
A. Công dân theo các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.
B. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động.
D. Những tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Câu 5. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình
B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
C. Các tôn giáo được nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình.
D. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo.


1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
TIẾT 23 – BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013.
TIẾT 23 – BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Điều 20  
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
TIẾT 23 – BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: không ai bị bắt nếu
+ Không có quyết định của Toà án,
+ Quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát,
+ Trừ trường hợp phạm tội quả tang.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
TIẾT 23 – BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ pháp luật.
Bộ luật Hình sự năm 1999
Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Bộ luật Hình sự năm 2015
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Bộ luật Hình sự năm 2015
Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (trích)
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
b) Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;
c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;
đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;
b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;
b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;
c) Làm người bị giam, giữ tự sát;
d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.
Tình huống (SGK):
Ông A mất chiếc xe Honda và ông đã nhanh chóng trình báo với công an xã. Trong khi trình báo, ông A khẳng định anh B nhà “xóm trên” là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông A, công an xã đã ngay lập tức tới nhà bắt anh B.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, việc làm của công xã có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân không? Vì sao?
Trưởng công an xã bắt người trái luật giữa đêm khuya
( Báo Tuổi trẻ online, cập nhật lúc 30/05/2016 - 07:53 GMT+7)
Anh Nguyễn Kim Thành chỉ vào cổ tay trái, vị trí bị ông Trà còng và dùng roi điện chích vào - Ảnh: Duy Thanh
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
TIẾT 23 – BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ pháp luật.
- Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong 3 trường hợp sau đây, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định:
Có 3 trường hợp:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo
Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp (Trong giai đoạn truy tố)
Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp (Trong giai đoạn xét xử)
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. (Trong giai đoạn điều tra; Lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành)
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử (Trong giai đoạn xét xử)
Khoản 1 Điều 80: Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
* Trường hợp 1
Thủ tục bắt bị can, bị cáo được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (trích)
+) Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh bắt. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
+ Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe. Người bị bắt có quyền yêu cầu người thi hành lệnh bắt đọc toàn văn lệnh bắt và giải thích lệnh. Trong trường hợp có nghi ngờ về lệnh bắt, người bị bắt có quyền yêu cầu cho xem lệnh bắt. Những yêu cầu đó phải được người thi hành lệnh bắt chấp nhận.
+) Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có người chứng kiến: Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
+) Lập biên bản về việc bắt. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Không được bắt bị can, bị cáo để tạm giam vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ) trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã
Ngày 02/3/2016, VKSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn Lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Thành Tuấn là đối tượng cầm đầu trong băng trộm két sắt xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10/2015 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Bị can Nguyễn Thành Tuấn

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ trộm két sắt và đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thành Tuấn đến VKSND tỉnh Phú Yên. Xét thấy Lệnh tạm giam đối với Tuấn là có căn cứ nên ngày 02/3/2016, VKSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn.
Trường hợp 2: Bắt người trong tình trạng khẩn cấp
=> Chỉ có những ngừơi theo thẩm quyền quy định của PL mới có quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
+ Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hịên tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn
* Trường hợp 2
Người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới.
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã ra khỏi sân bay, bến cảng.
Điều 81 khoản 2- BLTTHS 2003
Phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
Thứ Hai, 03/08/2015 07:26 SA
    
VKSND huyện Sông Hinh vừa ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với Mai Công Thương (sinh năm 1975, trú tại thôn Tân Lập, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh) vì đã có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Đối tượng Mai Công Thương 
Theo kết quả điều tra bán đầu: Mai Công Thương  là đối tượng nghiện ma túy và thường mua ma túy về bán lại cho các con nghiện trên địa bàn huyện Sông Hinh. Ngày 20/7/2015, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh kiểm tra hành chính phát hiện Thương đang tàng trữ trái phép 0,1890gam hồng phiến. Quá trình làm việc tại Cơ quan điều tra, Thương có các biểu hiện sức khỏe yếu, da tím tái và chảy nhiều mồ hôi nên cơ quan điều tra đã đưa Thương đến Bệnh viện đa khoa huyện Sông Hinh để cấp cứu. Bằng các phương pháp nghiệp vụ, bệnh viện xác định có vật lạ tại hậu môn của Thương. Sau đó, Thương đã giao nộp 2 cây hêrôin đường kính 2,5cm, dài 16cm, trọng lượng 61,8862gam, được bọc bởi nhiều lớp lynon cho Cơ quan CSĐT. Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh đã ra lệnh bắt khẩn cấp Mai Công Thương để điều tra theo quy định của pháp luật.


- Thủ tục bắt:
+) Việc bắt người trong trường hợp khẩn cần phải có người chứng kiến: Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
+) Việc bắt phải có lệnh bắt. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Trước khi bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.
+) Lập biên bản về việc bắt. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
+) Báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc bắt khẩn cấp: Việc bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Bộ luật TTHS
Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội ra quyết định truy nã đối với Ngô Thị Thu Huyền. Giới tính: Nữ. Sinh năm 1980. Nơi đăng ký HKTT: Đọ Xá, Ninh Xá, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đã có hành vi “Mua bán trái phép chất ma tuý”, phạm vào Điều 194 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Là quyền tự
do cá nhân
quan trọng
nhất
Ngăn chặn
mọi hành vi
bắt giữ người
trái quy định
của PL

Trong việc bắt giam giữ người có việc khám xét người. Hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về việc khám người.
B�i t?p
2
Việc khám người phải hết sức thận trọng vì nó liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Cho nên khi khám người phải tuân theo các quy định sau:
a) Tuyên bố lý do tại sao phải khám người.
b) Đưa vào trụ sở cơ quan NN gần nhất hoặc nhà dân
c) Khi khám người phải có ít nhất 3 người trong phòng khám
d) Khám phụ nữ nhất thiết phải do phụ nữ khám.
Thảo luận nhóm
Tại sao pháp luật lại cho phép bắt người trong những trường hợp trên ( 3 TH)? Em hãy cho biết bắt người đang phạm tội quả tang có gì khác so với các trường hợp còn lại ?
PL cho phép bắt người trong 3 trường hợp đó nhằm: Giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm.
Phạm tội quả tang bị bắt mà không cần lệnh hay quyết định nào cả còn các trường hợp khác thì việc bắt người phải có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ai được phép ra quyết định bắt giam giữ người. Thời gian giam giữ là bao lâu?
Chỉ có viện KSND hoặc tòa án mới có quyền ra quyết định bắt giam giữ người.
Thời gian tạm giam giữ là 2 tháng đối với việc không nghiêm trọng và 4 tháng đối với nghiêm trọng.
Sau thời gian tạm giam mà chưa điều tra được phải xin gia hạn, thời gian gia hạn tối đa là 2 lần.
CA phường xã chỉ được phép tạm giữ trong 24 giờ sau đó chuyển lên quận.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho
rằng người đó đang chuẩn bị
a/ Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng
b/ Thực hiện tội phạm nghiêm trọng
c/ Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng
d/ Thực hiện tội phạm
2. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy
nã và giải ngay đến cơ quan
a/ Công an
b/ Viện kiểm sát
c/ Uỷ ban nhân dân gần nhất
d/ Tất cả đều đúng
BÀI TẬP
Nhận định nào sau đây là SAI
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái PL
B. Bắt và giam giữ người trái PL là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
C. Không ai được bắt và giam giữ người
D. Giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo PL
Các quyền tự do cơ bản được quy định trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ giữa:
A. Công dân với pháp luật
B. Nhà nước với pháp luật
C. Nhà nước với công dân
D.Công dân với Nhà nước và pháp luật
Câu 24. Trường hợp nào ai cũng có quyền bắt người mà không cần phải có lệnh hay quyết định của cơ quan nhà nước?
A. Người đang phạm tội quả tang.
B. Người đang bị truy nã.
C. Người đang phạm tội quả tang và người đang bị truy nã.
D. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 25. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng:
A. Đang thực hiện tội phạm hoặc sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, người đang bị truy nã.
B. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nguy hiểm.
C. Khi thấy chỗ ở của người đó có dấu vết của tội phạm.
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
Bị nghi ngờ phạm tội.
Đối với mỗi công dân,quyền bất khả xâm phạm về thân thể được ghi nhận tại điều 71 hiến pháp 1992 là
A.Quyền tự do nhất
B.Quyền cơ bản nhất
C.Quyền quan trọng nhất
D.Quyền cần thiết nhất
Câu 2:
Em cho biết đâu là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
A, Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác.
B, Đánh người gây thương tích.
C, Giam giữ người quá thời hạn quy định.
D, Tự ý bóc thư của người khác.
Đ
Những ý kiến sau đây là đúng hay sai về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân?

Việc khám người phải hết sức thận trọng vì nó liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Cho nên khi khám người phải tuân theo các quy định sau:
a) Tuyên bố lý do tại sao phải khám người.
b) Đưa vào trụ sở cơ quan NN gần nhất hoặc nhà dân
c) Khi khám người phải có ít nhất 3 người trong phòng khám
d) Khám phụ nữ nhất thiết phải do phụ nữ khám.
Trong việc bắt giam giữ người có việc khám xét người. Hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về việc khám người.
Hỏi: Hành vi của ông trưởng công an xã có bị coi là trái PL không ? Vì sao? Những tình tiết cụ thể trong tình huống?
Do có chuyện hiểu lầm nhau nên Hải và Tuấn đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó đã có mấy người cùng thôn đến xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt Hải và Tuấnvề trụ sở Ủy ban, trói và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, Hải và Tuấn không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi bị thả thì cả hai đều bị ốm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hoàng Sanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)