Bài 12. Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Sơn Tùng |
Ngày 25/04/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: Bài 12. Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG IV: KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
----------------------------------------------------------------------------
§12.
CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của tiết học
- Về kiến thức
Giúp học sinh biết được các hệ cơ sở dữ liệu như hệ cơ sở dữ liệu cá nhân, hệ cơ sở dữ liệu tập trung, hệ cơ sở dữ liệu khách chủ.
- Về kỹ năng
Phân biệt và nắm rõ các ưu nhược điểm của các hệ cơ sở dữ liệu trên.
- Về tình cảm, tư tưởng
Học sinh hiểu bài và hứng thú hơn trong học tập.
- Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,...
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa tin học 11, bút, ...
- Định hướng hình thành năng lực
Giáo viên thực hành mẫu, học sinh làm theo, hoạt động thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh.
A. Khởi động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức cũ đã học ở tiết học trước.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp
Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh quan sát lại nội dung đã học ở tiết trước
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Có 2 loại kiến trúc hệ CSDL đó là tập trung và phân tán.
- HS đọc sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Câu hỏi: Hãy nêu các thao tác khai thác cơ sở dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu quan hệ. Cho VD minh hoạ.
Bài mới: con người dùng Máy tính cá nhân để quản lý công việc của mình, tạo lập, cập nhật và khai thác thông tin...
- Với quy mô lớn một tổ chức có thể xây dựng 1 CSDL rất lớn lưu trữ trên các máy tính.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung về các hệ cơ sở dữ liệu tập trung
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh nắm được đặc trưng cơ bản và phân loại các hệ CSDL tập trung.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm, trả lời.
1. Các hệ cơ sở dữ liệu tập trung:
- Đặc trưng cơ bản để phân biệt kiến trúc của một hệ CSDL là cách tổ chức lưu trữ CSDL. Với kiến trúc tập trung, toàn bộ CSDL được lưu ở một dàn máy tính. Dàn máy có thể bao gồm một hoặc nhiều máy được điều hành chung như một máy.
Việc phân loại phụ thuộc vào cách tổ chức khai thác, cụ thể là:
Những ai sẽ truy cập vào CSDL?
Việc truy cập được thực hiện từ đâu?
Các môđun của hệ QTCSDL được lưu trữ ở đâu?
Dựa vào các tiêu chí trên người ta chia các hệ CSDL tập trung thành 3 loại:
Hệ CSDL cá nhân
Hệ CSDL trung tâm
Hệ CSDL khách – chủ.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI:
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Học sinh nắm được về từng loại hệ CSDL tập trung.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh định nghĩa và hiểu được ưu và nhược điểm của hệ CSDL cá nhân.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- HS đọc sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Học sinh quan sát, ghi chép.
- HS đọc sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi
1. Các hệ cơ sở dữ liệu tập trung
a. Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân.
? Thế nào là cơ sở dữ liệu cá nhân.
? ưu và nhược điểm của hệ cơ sở dữ liệu này?
*KN: Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân là hệ CSDL có 1 người dùng và cá nhân này đóng vai trò là người quản trị CSDL đồng thời có thể là người viết chương trình ứng dụng và cũng là người dùng đầu cuối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Sơn Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)