Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung | Ngày 10/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Điền tên các thành phần cấu trúc của màng sinh chất tương ứng với các số cho phù hợp. Tại sao nói màng sinh chất trao đổi chất với môi trường có chọn lọc?
1
2
3
4
1-Colesteron
2-Pr xuyên màng
3-Pr bám màng
4-Photpholipit
Tiết 10:
vận chuyển các chất qua
màng sinh chất
I. Vận chuyển thụ động



Quan sát hiện tượng sau, giải thích hiện tượng đó?
Quan sát hình, nhận xét về nồng độ các chất giữa trong và ngoài tế bào, cho biết chiều vận chuyển của các chất?
Vậy vận chuyển thụ động là gì? Dựa trên nguyên lý nào?
H1: Cơ chế vận chuyển thụ động
Ngoài tế bào
Trong tế bào
Tiết 10:
vận chuyển các chất qua
màng sinh chất
I. Vận chuyển thụ động
1. Khái niệm
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
2. Nguyên lý
Tuân theo nguyên lý khuếch tán lý học: các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Chất tan: từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
+ Nước: từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Quan sát hình cho biết các chất tan được vận chuyển qua màng sinh chất theo những con đường nào?
Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép? Chất nào phải khuếch tán qua kênh protein?
Lớp photpholipit kép
Kênh protein
3. Các con đường vận chuyển thụ động
Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép:
Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ: CO2, O2.
- Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng tế bào: Các chất phân cực (H2O), các ion (K+), các phân tử có kích thước lớn (glucô)
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển thụ động
*Sự chênh lệch nồng độ các chất giữa trong và ngoài màng tế bào
Phân biệt ba loại môi trường:
+ Môi trường ưu trương: [chất tan] MT > [chất tan] TB
+ Môi trường đẳng trương: [chất tan] MT = [chất tan] TB
+Môi trường nhược trương: [chất tan] MT < [chất tan] TB

* Đặc tính lý, hoá của chất được vận chuyển
Ưu trương
Đẳng trương
Nhược trương
[NaCl] trong TB hồng cầu=0,09%
Các loại môi trường
H2:Vận chuyển chủ động ion H+ qua màng tế bào
Cho biết H+ được vận chuyển qua màng tế bào từ đâu đến đâu? Nhờ những yếu tố nào?
Tế bào chất
Ngoài tế bào
Kênh prôtêin
Vận chuyển chủ động là gì? Tuân theo nguyên lý nào?
II. Vận chuyển chủ động
Khái niệm
Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào cần tiêu tốn năng lượng.
2. Nguyên lý
Ngược dốc nồng độ: từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi chất tan có nồng độ cao.
3. Điều kiện
Có kênh protein đặc trưng cho từng chất vận chuyển.
Có năng lượng ATP.
4. ý nghĩa
- Giúp tế bào chủ động lấy được các chất cần thiết và thải các chất không cần thiết
Sự hấp thụ glucozơ và đào thải ure
ở tế bào quản cầu thận
Máu
[urê] = 1 lần
[glucozơ] = 1,2g/l
Nước tiểu
[urê] = 65 lần
[glucozơ] = 0,9g/l
Màng TB
quản cầu thận
III. Nhập bào và xuất bào
Nhập bào
Khái niệm: là phương thức tế bào lấy các chất ngoài môi trường vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất và hình thành các túi màng.
VD: trùng đế giầy lấy các mảnh vụn hữu cơ
Có hai dạng:
+ Thực bào: chất lấy vào là chất rắn như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào, các chất có kích thước lớn.
+ ẩm bào: chất lấy vào ở dạng lỏng: giọt dịch ngoại bào.
2. Xuất bào
Khái niệm: là hình thức tế bào thải các chất bên trong tế bào ra ngoài môi trường bằng cách hình thành các túi màng và biến dạng màng sinh chất.
Ví dụ: tế bào tuyến nước bọt trong khoang miệng giải phóng enzim amilaza theo kiểu xuất bào
Xem đoạn phim sau, cho biết các chất được vận chuyển qua màng sinh chất bằng cách nào?
Nhập bào là gì?
Dựa vào đặc điểm của chất lấy vào, nhập bào được chia làm mấy hình thức? Đó là những hình thức nào?
Xem tiếp đoạn phim, so sánh hiện tượng nhập bào và xuất bào?

Điền tên hình thức vận chuyển các chất qua màng TB
ứng với từng quá trình cho phù hợp
Điền tên hình thức vận chuyển các chất qua màng ứng với từng quá trình cho phù hợp
Chủ động
Nhập bào
Xuất bào
Thụ động
Chủ động
Xuất bào
Nhập bào
Thụ động
Giải thích tại sao:

+ Muốn rau tươi lâu phải vẩy nước thường xuyên?
+ Khi ngâm rau với nước muối quá mặn, sau một thời gian rau bị quắt lại và có vị mặn ?
+ Khi bón phân cho cây trồng, tại sao không nên bón quá nhiều?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)