Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bạch Mai | Ngày 10/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 11
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. V?N CHUY?N TH? D?NG
1. Khái niệm:
Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng.
2. Cơ chế:
- Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (Cùng chiều Građien)
+ Nếu chất vận chuyển qua màng là nước => thẩm thấu
+ Nếu chất vận chuyển qua màng là chất tan => thẩm tách

3. Con đường vận chuyển các chất qua màng:
có 2 con đường cơ bản
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép:
VD: Chất không có tính phân cực, chất có kích thước nhỏ, chất tan trong dầu mỡ (CO2, O2)...
- Khuếch tán qua kênh Prôtêin:
VD: Chất có tính phân cực, tích điện hoặc chất có kích thước lớn (nước, Glucôzơ...)

4. Tốc độ vận chuyển các chất qua màng:
Nhanh hay chậm phụ thuộc vào :
- Mối tương quan giữa kích thước của chất vận chuyển và lỗ màng
- Đặc tính lí hoá của chất vận chuyển
- Sự chênh lệch nồng độ các chất vận chuyển giữa bên trong và ngoài màng tế bào
II.VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
1. Khái niệm:
Là phương thức vận chuyển các chất qua màng nhưng cần tiêu tốn năng lượng và sự có mặt của các loại Prôtêin đặc hiệu
2. Cơ chế:
Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều Građien)
III. XUẤT BÀO VÀ NHẬP BÀO
1. Khái niệm:
-Nhập bào: Là phương thức đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất
- Xuất bào: Là phương thức đưa các chất từ trong tế bào ra ngoài cũng nhờ sự biến dạng của màng

2. Cơ chế:
* Nhập bào:
Chất vận chuyển khi tiếp xúc màng

Màng lõm vào

Túi màng

Túi màng gắn với
Lizôxom

Enzim trong Lizôxom phân huỷ chất vận chuyển vào
2. Cơ chế:
* Xuất bào:
Túi tiết chứa chất vận chuyển

Đến tiếp xúc màng

Tại vị trí tiếp xúc màng tế bào mở ra

Xuất hiện khe hỏng

Chất vận chuyển đổ ra ngoài


* KẾT LUẬN
Xuất bào và nhập bào
- Cần có sự biến dạng của màng
- Cần tiêu tốn năng lượng
- Thực chất cũng là phương thức vận chuyển chủ động nhưng không lệ thuộc hoàn toàn vào chiều Građien nồng độ
So sánh hai hình thức vận chuyển các chất qua màng
Đặc điểm
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Năng lượng
Không tiêu tốn
năng lượng
Cần tiêu tốn
năng lượng
Cơ chế
Đi từ nồng độ
cao -> thấp
Đi từ nồng độ
thấp -> cao
Con đường
vận chuyển
- Qua lớp phôtpholipit kép
- Qua kênh Prôtêin mở
- Qua “ máy bơm” đặc chủng
- Nhờ sự biến dạng của màng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bạch Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)