Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Quế | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Nêu các thành phần có trong màng sinh chất ? Chức năng của các thành phần đó ?
Lớp photpholipit kép : Bảo vệ và vận chuyển thụ động các chất
Prôtêin xuyên màng : Vận chuyển thu động qua kênh
- Prôtêin bám màng : Vận chuyển tích cực
BÀI 11
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG :
Quan sát hình 11.1/sgk, cho biết có mấy cách vận chuyển thụ động ? Các cách vận chuyển đó dựa theo nguyên lí nào ?
Khuếch tán trực tiếp
Khuếch tán qua kênh
Vận chuyển chủ động
Có 2 kiểu vận chuyển: khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép, khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng và theo nguyên lí khuếch tán là các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG :
Khuếch tán trực tiếp
Khuếch tán qua kênh
Vận chuyển chủ động
Hãy chỉ chiều đi của các phân tử CO2 và O2 giữa máu và phế nang của phổi ?
Máu Phế nang
CO2 nhiều CO2 ít
O2 ít O2 nhiều
Vì sao các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2, O2 …đi qua được màng sinh chất ?
Các phân tử này khuếch tán qua lớp photpholipit của màng sinh chất.
Vậy các phân tử phân cực, các ion cũng như các chất có kích thước phân tử lớn đi qua màng tế bào như thế nào ? Hãy giải thích ?
Qua các kênh prôtêin xuyên màng, vì các prôtêin có cấu trúc phù hợp với các chất cần vận chuyển hoặc là các cổng chỉ mở cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các tín hiệu bám vào cổng
Các phân tử nước cũng được thẩm thấu vào trong tế bào nhờ một kênh prôtêin đặc biệt được gọi là aquaporin
I. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG :
Không tiêu tốn năng lượng
Các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Chất phân cực, các ion, các chất có kích thước phân tử lớn khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng
- Chất không phân cực và có kích thước nhỏ dễ dàng khuếch tán qua lớp photpholipit
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG :
Quan sát hình, cho biết phương thức vận chuyển theo cơ chế chủ động như thế nào ?
Các chất được vận chuyển qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi chất tan có nồng độ cao hơn ( ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng ( ATP)
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG :
Hãy chỉ chiều đi của các phân tử glucôzơ, axit uric giữa máu và quản cầu thận ?
Máu Quản cầu thận
glucôzơ nhiều glucôzơ ít
axit uric ít axit uric nhiều
Cơ chế này thực hiện được nhờ đâu ?
Nhờ bơm Na+, K+ bằng cách gắn một nhóm photphat vào prôtêin vận chuyển làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào  tb lấy được các chất ở môi trường ngay khi cả nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tb
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG :
Tiêu tốn năng lượng
Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
- Vận chuyển chủ động thường cần cần có các “ máy bơm “ đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển ( ví dụ : bơm natri – kali vận chuyển Na+ và K+ )
III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO :
Quan sát hình, cho biết thế nào là hiện tượng nhập bào ?
Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Gồm 2 loại là : thực bào và ẩm bào
Thực bào là quá trình vận chuyển các chất rắn
Quan sát hình, cho biết thế nào là hiện tượng ẩm bào ?
Ẩm bào là quá trình vận chuyển các chất lỏng
Quan sát hình, cho biết thế nào là hiện tượng xuất bào ?
Vận chuyển các chất rắn ra khỏi màng tế bào
Vận chuyển các chất lỏng ra khỏi màng tế bào
III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO :
Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất từ bên ngoài vào bên trong tế bào bằng các biến dạng màng tế bào. Nhập bào gồm hai loại :
+ Thực bào : Vận chuyển các chất rắn
+ Ẩm bào : Vận chuyển các chất lỏng
- Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất từ bên trong ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Quế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)