Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lương | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô và các em!
GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN LƯƠNG
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
KIỂM TRA BÀI CỦ
Hãy trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất
Cấu trúc: gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin.
+ Phôtpholipit gồm 2 lớp quay đầu kị nước vào trong và đầu ưa nước ra ngoài.
+ Prôtêin: gồm prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng  giúp tế bào trao đổi chất và thu nhận thông tin.
+ Colesterol: tạo tính ổn định cho màng
+ Glicôprôtêin: nhận biết tế bào lạ và tế bào cùng cơ thể
=> Màng sinh chất có cấu trúc khảm - động:
Khảm vì thành phần chính của màng sinh chất là 2 lớp phôtpholipit trên đó điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác.
Động vì các phân tử cấu tạo nên màng sinh chất không đứng yên tại một chổ mà chuyển động trong một giới hạn nhất định của màng.
- Chức năng :
+ Trao đổi chất có tính chọn lọc
+ Thu nhận thông tin nhờ các thụ thể
+ Nhận biết các tế bào cùng loại và tế bào lạ nhờ các “dấu chuẩn”.

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG

III. XUẤT BÀO, NHẬP BÀO
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng ATP (xuôi chiều nồng độ)
Vận chuyện thụ động dựa trên nguyên lí khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp)
Sự khuếch tán của nước qua màng gọi là thẩm thấu.
Vận chuyển thụ động là gì?
Các kiểu vận chuyển các chất qua màng:
Khuếch tán qua lớp kép phôtpholipit: gồm những chất không phân cực, kích thước nhỏ.
Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: gồm các chất phân cực, kích thước lớn, các ion.
- Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào: sự chênh lệch nồng độ trong và ngoài màng và diện tích khuếch tán.
 Có 3 loại môi trường:
+ Ưu trương: Cchất tan ngoài tế bào > C chất tan trong tế bào
+ Nhược trương: Cchất tan ngoài tế bào < Cchất tan trong tế bào
+ Đẳng trương: C chất tan ngoài tế bào = C chất tan trong tế bào
Giải thích các câu sau:
Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào để rau không bị quắt mà vẫn xanh, dòn?
Một HS muốn cho cây rau cải của mình nhanh lớn nên đã hoà nước giải để tưới cho cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo. Em có thể cho biết học sinh đó đã mắc sai lầm gì? Muốn tưới nước giải cho cây phát triển tốt thì phải làm như thế nào?
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.
Cơ chế: ATP + Prôtêin làm biến đổi cấu hình prôtêin để liên kết với các chất rồi đưa từ ngoài tế bào vào hay đẩy ra khỏi tế bào.
III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
Nhập bào
- Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
+ Thực bào: tế bào động vật ăn các hợp chất có kích thước lớn, chất rắn.
+ Ẩm bào: đưa giọt dịch vào tế bào
2. Xuất bào:
- Các chất thải chứa trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.

Thế nào là hiện tượng nhập bào?
T
Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển của
Các chất thông qua sự biến dạng của…
ĐA 1
ĐA 4
ĐA 3
ĐA 2
ĐA 5
ĐA 7
ĐA 6
1
2
3
7
4
6
5
TỪ KHOÁ
Đây là sự vận chuyển của các chất tan từ nơi
có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp?
Giải
đáp
ô
chữ
Hiện tượng màng tế bào biến dạng bao lấy
các chất rắn và đưa vào trong tế bào
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua
màng bán thấm được gọi là:…
Đây là phương thức vận chuyển các chất qua
màng không tiêu tốn năng lượng?
Qúa trình này xảy ra hoàn toàn ngược với
quá trình nhập bào?
Đây là môi trường mà nồng độ chất tan ngoài
tế bào bằng nồng độ chất tan trong tế bào?
Cảm ơn thầy cô và các em !
Các chất được vận chuyển qua màng bằng những cách nào?
Thế nào là vận chuyển chủ động?
Hãy quan sát hình vẽ và mô tả quá trình nhập bào?






























Thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán

Thế nào là hiện tượng khuếch tán?




































A
B
Thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu
Thế nào là hiện tượng thẩm thấu?
Thế nào là hiện tượng xuất bào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)